Thư mời dự đai lễ Vu Lan báo hiếu 2019-Congvientamlinh

Thư mời dự đai lễ Vu Lan báo hiếu 2019

Xuất phát từ ngàn đời nay ngày lễ Vu Lan hay còn gọi là ngày lễ Vu Lan báo hiếu dần trở thành một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng phật giáo. Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi ngạ quỷ từ đó ngày lễ Vu Lan hằng năm là một dịp để mỗi chúng ta xem lại chính mình và noi gương đức phật luôn ghi nhớ và đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Để tưởng nhớ đến ngày này chùa Kim Sơn Lạc Hồng Viên long trọng tổ chức đại lễ Vu Lan 

thu moi du dai le vu lan bao hieu 2019 congvientamlinhThời gian : 14h00 ngay 11/08/2019 (tức 11/07 năm Kỷ Hợi )

Địa điểm : Chùa Kim Sơn Lạc Hồng , Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên

Nhà chùa trân trọng kính mới : Quý Khách

Hoan hỷ bớt chút thời gian quý báu, về chốn trụ xứ chùa Kim Sơn Lạc Hồng  tham gia buổi lễ được thật viên mãn. Sự hiện diện của Quý vị sẽ là ngọn đèn thắp sáng dâng lên Mẹ và Cha trong mua Vu Lan hiều hạnh này. Nguyện cầu Tam bảo gia hộ cho Quý vị cùng Gia quyến thâ khỏe , tâm an và vạn sự cát tường như ý.

Xin vui lòng liên hệ Ban tổ chức : Email chuakimsonlachong@gmail.com Phone 0989 385 877 Đại đức : Thích Trí Thịnh

Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan báo hiếu
Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Vu Lan báo hiếu là lễ hội văn hóa tâm linh có từ lâu đời trong truyền thống của Phật giáo được tổ chức vào tháng 7 âm lịch (15/7) hàng năm.

Nguồn gốc của ngày rằm tháng 7, lễ Vu Lan báo hiếu xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiều Liên đại hiếu cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ bằng cách nghe lời Phật dạy: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”. Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng, chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng có thể làm theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.

Từ đó ngoài ý nghĩa “mùa hiếu hạnh”, tháng 7 Âm lịch còn gọi là tháng “xá tội vong nhân”, tức là thời gian các vong hồn được thả tự do.

Trong những ngày này, người dân thường lập đàn cầu siêu hoặc cúng thí (bố thí) thức ăn cho các cô hồn (tức là vong hồn không có người thân) để mong họ phù hộ cho mình.

Từ đó về sau theo lời Phật dạy, các phật tử muốn báo hiếu cha mẹ cũng cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho những vong hồn.

Ý nghĩa ngày lễ Vu lan

Lễ Vu Lan là dịp tri ân bố mẹ, tìm về nguồn cội của mỗi con người.
Lễ Vu Lan là dịp tri ân bố mẹ, tìm về nguồn cội của mỗi con người.

Hàng năm, đến ngày Rằm tháng 7, mỗi người con trong gia đình lại được nhắc nhở tỏ lòng hiếu thuận với cha mẹ, đong đầy thêm tình cảm hiếu lễ, lòng biết ơn tổ tiên, cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước.

Lễ Vu Lan không còn đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng ca ngợi lòng hiếu thảo đối với mẹ không thôi mà đã trở thành ngày lễ mang tính cách nhân văn, nói lên lòng hiếu kính của tất cả mọi người đối đáng sinh thành. Lòng trân trọng hiếu kính mẹ cha, phụng thờ tổ tiên ông bà, chính là sợi dây liên kết giữa người còn kẻ mất, là truyền thống cao đẹp nêu cao tình người của dân tộc Việt.

Ngoài ra, đây cũng là dịp mọi người tìm về cội nguồn.

lễ vu lan

Vào ngày lễ Vu Lan, các phật tử thường làm lễ cúng dường, lễ cầu siêu, làm phúc bố thí, phóng sinh để tích phước cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng…

Dịp lễ Vu Lan, mỗi người thường được cài lên áo một chiếc hoa hồng: màu đỏ cho người còn mẹ và màu trắng cho ai đã mất mẹ.

Nguồn: Baomoi.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

P.KINH DOANH
093 160 1800‬‬
ĐĂNG KÝ
NHẬN THÔNG TIN
PHÒNG KINH DOANH:
‭093 160 1800‬‬‬
ĐĂNG KÝ
NHẬN THÔNG TIN

banner quà tết