Hướng dẫn tổ chức tang lễ theo truyền thống xưa của người Việt Nam được ít người biết đên. Trong đó có thủ tục rất văn minh, có việc thì không còn phù hợp với thời cục ngày này. Công viên tâm linh chia sẻ hướng dẫn tang lễ, đám ma của người xưa để quý bạn được rõ.
- Tổ chức tang lễ cần chuẩn bị những gì ?
- Tổ chức tang lễ khâm liệm nhập quan.
- Lập bàn thờ vong
- Tang phục con cháu
- Nghi thức cúng cơm vong linh.
- Xác nhận giấy chứng tử của địa phương
- Thổi kèn tế lễ theo dân gian
- Chuyển cữu di quan
- Thủ tục phát dẫn đưa tang
- Tổ chức tang lễ hạ huyệt
- Nghi lễ khóc lạy trong đám tang
Tổ chức tang lễ cần chuẩn bị những gì ?
Trong gia đình có người chuẩn bị mất. tổ chức tang lễ cần chuẩn bị các công việc sau: trước khi mất và sau khi mất. Trước khi mất thì người thân cần hỏi han xem người mất có căn dặn gì không?, gia đình phân công từng việc cho từng cá nhân trong các khâu tổ chức tang lễ.
Các dấu hiệu của người sắp chết
Người sắp mất, hoặc người chuẩn bị chết thường rơi vào hai trường hợp đó là. Chết đột ngột hoặc ốm, tuổi già rồi mất. Mỗi trường hợp có các dấu hiệu khác nhau.
Dấu hiệu của người sắp mất đột ngột:
Trường hợp mất đột ngột là cái chết không biết trước. Mất do tai nạn, mất do tột tử, tai iến, trúng gió… Thông thường dẫu hiệu các trường hợp mất đột ngột không nhiều. Theo dân gian người mất trước khi ra đi có dấu hiệu lạ như: hay nhắc đến cái chết, bất ngờ thăm nom quê hương, người thân anh chị em. Căn dặn con cháu nhiều hơn. Một số việc chưa hoàn thành dang dở cố gắng làm cho xong.
Dấu hiệu nhận biết người sắp chết thông thường:
Những người chuẩn bị chết, sắp ra đi thường có các dấu hiệu như sau:
- Thở dốc, thở gấp, ngáp
- Da mặt biến sắc tái thâm, có sắc đen. Người nào sức khoẻ tốt vẫn còn giữ được sắc hồng hào.
- Tai héo, quoắt, sệ
- Mắt bị mờ đi, nói miên man.
- Chân tay lạnh dần đi
Các bước cần thiết chuẩn bị khi có người mới mất:
- Chuẩn bị một tấm vài trắng, làm hồn bạch đắp lên người, khi sắp mất.
- Người thân, nên công đức, mua thực phẩm sống hằng ngày như, cua, tôm, ốc, lươn, trạch… thả phóng sinh, hồi hướng công đức cho người mất.
- Chuẩn bị nước trầm hương lau sạch sẽ cho người mới mất.
- Lau rửa sạch sẽ tiến hành thay bộ quần áo sạch cho tươm tất.
- Bộ quần áo này thường lấy mộ quần áo mới hoặc bộ quần áo người mất thích.
Làm thủ tục ngậm hàm người mất theo dân gian:
- Lấy chiếc đũa, để ngang hàm của người đã khuất.
- Bỏ một vốc gạo và ba đồng tiền vào miệng.
- Nhà có điều kiện thì bỏ ba miếng vàng mỏng, chín hạt châu trai.
Người xưa còn có thủ tục, giải chiếu xuống đất. đưa người xuống một lát rồi lại đem lên giường. Hiện nay nhiều nơi không còn thực hiện nữa.
Sau khi người mới mất, trưởng tộc, hoặc trưởng chi, hoặc người con trưởng chuẩn bị hương, hoa, lễ quả thắp hương lên bàn thờ gia tiên, bàn thờ trưởng tộc thông báo người thân đã khuất.
Hướng dẫn tổ chức tang lễ khâm niệm nhập quan cho người mất
Lễ khâm niệm theo cổ truyền của người Việt Nam xưa với nhà giàu có dùng vóc nhiễu, tơ lụa. Nhà thường thì dùng vải trắng may làm đại liệm, hoặc tiểu liệm.
Đại liệm là một mảnh dọc, năm mảnh ngang. Tiểu liệm là một mảnh dọc và mảnh ngang để khâm liện rồi nhập quan ( có nơi gọi vào săng).
Có gia đình cẩn thận hơn, chọn giờ tốt, giờ hoàng đạo để nhập quan. Thiết nghĩ việc sống, chết có sự an bài của trời đất, việc chọn giờ này cũng không ích chi. Sau đó đặt quan tài tại chính gian giữa, hoặc nhà có người mất trẻ thì để gian bên cạnh.
Hướng dẫn lập bàn thờ vong linh
Trong tổ chức tang lễ lập bàn thờ vong linh hay còn gọi là thành phục rất quan trọng. Bàn thờ vong linh có bát hương. Thiết lập bàn vong gồm có:
- Di ảnh người đã khuất
- Làm hồn bạch: hồn bạch ngày nay ít ai dùng, nhưng rất quan trọng. Hồn bạch là lấy tấm lụa đắt vào khi người gần mất, kết lại có đầu, có tay, có chân như người.
- Bát hương: gia đình nên chọn bát hương có đường kính kích thước từ 27,2 cm đến 31 cm.
- Đĩa quả ngọt đủ năm thứ quả ngọt, hoặc bảy, hoặc chín
- Bình hoa tươi
- Ấm trà
- Quả cau, lá trầu.
- Hương, nến ( có nến thơm càng hay).
- Hai cây chuối đặt bên cạnh bàn vong linh ( hiện nay tại thành thị cũng ít dùng ).
Tổ chức mặc tang phục của con cháu
Tang phục còn gọi là lễ phát tang. Con trai, con gái, con dâu đội khăn sô, mũ chuối, mặc áo sô, ngoài quàng sợi chối, thắt lưng dây bằng chạc.
Cháu nội thì đội mũ mấn, khắn trắng, mặc áo thụng trắng, người thân thuộc cũng mặc đồ trắng cả.
Còn ngày nay, thuận tiện cho việc di chuyển, đi lại, làm lễ. Tại thành phố con cháu hay mặc quần áo đen thay cho đồ trắng.
Nghi thức cúng cơm vong linh
Sau khi lễ phát tang ( tang phục). Gia đình làm nghi thức cúng cơm vong linh. Mỗi ngày sào buổi sáng, buổi chiều cúng cơm gọi là lễ chiêu tịch diện.
Việc làm lễ cúng cơm cho người mất có ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong thủ tục tang lễ. Lễ cúng gia đình làm hoặc nhờ thầy làm lễ cúng. Cúng cơm vong linh thường làm trong bốn mươi chín ngày, hoặc một trăm ngày tuỳ vào hoàn cảnh gia đình.
Cúng cơm vong linh cũng không quá cầu kỳ, thường ngày vong linh thích ăn món gì thì làm cơm như vậy. Khi cúng cơm vong linh cũng mời cả gia tiên.
Xác nhận giấy chứng tử của địa phương.
Xác nhận giấy chứng tử là giấy xác nhận sau khi làm người thân, gia đình người mất làm thủ tục đăng ký khai tử tại địa phương.
Giấy chứng tử dùng để thực hiện các thủ tục tổ chức tang lễ, mai táng tại nghĩa trang, công viên nghĩa trang.
Kể từ ngày có người chết, trong vòng 15 ngày, người thân có trách nhiệm đăng khí khai tử tại cơ quan nhà nước. Nếu người mất không có thân nhân thì đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi đăng ký khai tử.
Thổi kèn tế lễ theo dân gian
Thổi kèn tế lễ đây là tập tục của người xưa. Trong những tối, vẫn còn để quan tài tại nhà. Gia đình có mời phường hát bát âm gẫy đàn, thổi sáo. Có phường tang nhạc thổi kèn, đánh trống.
Con cháu mỗi người thổi một câu, khóc ông bà, cha mẹ tồi thưởng tiền cho phường hát ấy.
Chuyển cữu di quan
Chuyển cữu di quan hay còn gọi là thủ tục xoay quan tài. Việc này thực hiện vào ban đêm, hoặc buổi sớm trước khi đi chôn cất. Nguyên lễ xưa, quan tài người mất được rước sang chầu tổ miếu của dòng họ.
Nhưng về sau, nhà chật hẹp không mấy người rước quan tài, chỉ có rước hồn bạch qua mà thôi. Dần dần không làm hồn bạch nữa, cũng không có tục lễ tông miếu nữa. Nên chỉ có tục di quan là tượng trưng thôi.
Thủ tục phát dẫn đưa tang người mất
Hôm đi đưa tang gọi là ngày phát dẫn. Ngày này con cháu, anh em và người quen biết đều đi đưa cả. Người cha mát thì con trai chống gậy tre. Mẹ mất thì chống gậy vông.
Con trai nào mất trước rồi, thì con trai người ấy ( cháu nội trưởng) phải chống thay cho cha. Hoặc cha mẹ mất mà con nào đi vắng thì treo cái gậy ấy ở đầu đòn đại dư. Nếu nhà nào không có con trai thì ai vào ăn thừa tự phải chống gậy thay.
Con gái, con dâu thì lăn đường cho cha mẹ mới là con có hiếu. Người thân thích một vài người đi kèm chỗ linh cữu gọi là đi hộ tang. Còn người đi đưa gọi là tống tang.
Tổ chức tang lễ hạ huyệt chôn cất
Trước khi hạ huyệt chôn cất, gia đình sẽ làm tế lễ thổ thần ở nơi đó. Thông thường một mâm cơm mặn gồm có:
- Đĩa xôi
- Thỏi thịt luộc ( hoặc con gà trống luộc).
- Chai rượu
- Trà mạn, thuốc lá
- Tràu, cau
- Một con ngựa đỏ
- Mộ bộ quần áo quan thần linh, đai, mũ, áo màu đỏ.
Đối với mỗi vùng miền, tôn giáo khác nhau có những cách thức khác nhau. Tựu chung thường, hạ huyệt là lúc quan trọng trong thủ tục tang lễ, gia đình cần nhờ thầy địa lý, chọn giờ hạ huyệt chôn cất, đặt phương hướng cho mộ, huyệt mộ thường nhờ các thầy địa lý tìm đất trước. Gia đình theo phật giáo, được thầy làm lễ tụng niệm, an đặt. Hoặc nhờ đoàn phật tử tụng kinh trợ giúp.
Hướng dẫn nghi thức khóc lạy trong đám tang
Nghi thức khóc lạy trong đám tang theo truyền thống có quy định khá rõ ràng. Từ lúc tổ chức tang lễ ở nhà, thì con cháu và khách khứa phung viếng chỉ lậy hai lậy. Nghĩa là còn coi như người còn sống.
Đến lúc hạ huyệt rồi thì mới lạy bốn lạy. Nghĩa là đến đó thì lấy đó thờ người đã khuất.
Trong lúc đưa ma, con cái lúc nào cũng phải khóc. Khi khách đến phúng viếng, con cái, dâu, rể đều phải đáp lễ lại. Tức khách họ lạy hai lậy, thì đáp lễ là một lạy, khi lễ bốn thì đáp lễ hai.
Trên đây Công viên tâm linh giới thiệu thủ tục tang lễ theo truyền thống. Ngày nay một số việc thực hiện đã mai một. Một số việc vẫn giữ nguyên giá trị nhân văn và nét đẹp của truyền thống người Việt.
Quý gia đình tổ chức tang lễ cho người đã mất, hiện đang tìm kiếm một chỗ an táng lý tưởng, đẹp về phong thuỷ bậc nhất Việt Nam hiện nay. Một khu vực dành riêng cho cả gia đình, dòng họ.
Hãy liên hệ ngay với Công Viên Tâm Linh để tìm hiểu các công viên nghĩa trang đẹp nhất cho người dân Hà Nội. Chỉ cách trung tâm tp Hà Nội 1 giờ đi xe ô tô. Thời gian sử dụng đất là vĩnh viễn. Với gần 15 năm kinh nghiệm quản lý và vận hành chuyên nghiệp. Hotline: 093.160.1800.
(Sưu tầm nghiên cứu tài liệu Phong tục Việt Nam)