Quẻ Thiên Phong Cấu là quẻ số 44 trong 64 quẻ Kinh Dịch, hay còn gọi gọn là quẻ Cấu. Là quẻ thứ 2 trong hệ quái Càn, nên ngũ hành của này thuộc hành Kim. Hạ quẻ là Tốn, thượng quẻ là Càn, nên tượng ý giải gió thổi dưới trời, tản mát muôn phương. Congvientamlinh.com xin diễn giải quẻ này theo ý của Kinh Dịch và phép bói dịch
Một số bài viết hay cùng chủ đề:
Tìm hiểu quẻ Thiên Phong Cấu
Cấu trúc của quẻ Thiên Phong Cấu
Cấu trúc của quẻ Thiên Phong Cấu gồm một hào âm dưới cùng, trên là 5 hào dương. Ngược với quẻ Địa Lôi Phục có một hào dương trên cùng, dưới là 5 hào âm.
Xét theo quẻ, cấu trúc hạ quẻ là quẻ Tốn tượng là Phong, thuộc âm, thượng quẻ là quẻ Càn tượng là Thiên thuộc dương.
Thứ tự của quẻ Thiên Phong Cấu:
– Xếp vị trí thứ 44 trong 64 quẻ Kinh Dịch. Trước là quẻ Trạch Thiên Quải, sau là quẻ Trạch Địa Tụy.
– Xếp thứ 2 trong quái Càn, trước là quẻ Thuần Càn, sau là quẻ Thiên Sơn Độn. Nên ngũ hành của quẻ Cấu là thuộc Kim
Biến quẻ và phối nạp hoa giáp cho quẻ Thiên Phong Cấu
Phép biến quẻ là việc biến đổi các Hào theo trật tự như sau:
Từ quẻ Thiên Phong Cấu (quẻ Cấu)
– Động hào sơ thành quẻ Càn Vi Thiên
– Động hào cửu nhị ra quẻ: Thiên Hỏa Đồng Nhân
– Động hào cửu tam ra quẻ: Thiên Lôi Vô Vọng
– Động hào cửu tứ ra quẻ: Phong Lôi Ích
– Động hào cửu ngũ ra quẻ: Sơn Lôi Di
– Động hào quẻ du hồn: Hỏa Lôi Phệ Hạp
– Động hào quẻ quy hồn: Hỏa Phong Đỉnh
Đó là tám bước biến quẻ, động hào của quẻ Thiên Phong Cấu
Phối nạp hoa giáp và lục thân cho quẻ Thiên Phong Cấu:
*Nội quái ( hay còn gọi là hạ quẻ) là quẻ Tốn thuộc ngũ hành Mộc
– Hào sơ nạp: Tân Sửu ( Thế của quẻ ở hào sơ) an lục thân là Phụ Mẫu
– Hào cửu nhị nạp: Tân Hợi, an lục thân là Tử Tôn
– Hào cửu tam nạp: Tân Dậu, an lục thân là Huynh đệ
*Ngoại quẻ ( hay còn gọi là thượng quẻ) là quẻ Càn thuộc ngũ hành Kim
– Hào cửu tứ nạp: Nhâm Ngọ ( ứng ở hào tứ), an lục thân là Quan – Quỷ
– Hào cửu ngũ nạp: Nhâm Thìn, an lục thân là Huynh đệ
– Hào thượng cửu nạp: Nhâm Dần, an lục thân là Phụ Mẫu
Tiếp theo xin giải ý nghĩa của quẻ Thiên Phong Cấu trong Kinh Dịch theo tài liệu của ông Nguyễn Văn Thọ trên trang Nhantu.net và bổ sung một số ý về quẻ này trong Kinh Dịch Tân Khảo của cụ Nguyễn Mạnh Bảo
Bàn về Kinh Dịch quẻ Thiên Phong Cấu
Cấu Tự Quái ( Quẻ Thiên Phong Cấu)
Quải là nứt rạn, vỡ rời, tan hoang.
Chia rồi lại gặp, mới ngoan.
Cho nên Cấu mới có đàng theo ngay.
Cấu là gặp gỡ duyên may.
Trước là quẻ Trạch Thiên Quải, tức chỉ sự chia li sau đến Quẻ Thiên Phong Cấu tức ý may cầu mà gặp, là một Hào Âm gặp 5 Hào Dương. Vì thế quẻ Cấu nghĩa là gặp, ngẫu nhiên mà gặp, không cầu mà gặp.
Quẻ Thiên Phong Cấu là 1 Âm thoạt sinh để bắt đầu cho chu kỳ Âm trưởng, Dương tiêu, một Âm tự động tìm gặp 5 Dương, nên gọi là Cấu. Quẻ Cấu xét về triền năm, thì là tháng 5, sau ngày hạ chí.
Quẻ Cấu là thời kỳ nhân loại bắt đầu bước vào con đường hướng ngoại, ngược lại với Phục là bắt đầu thời kỳ mà nhân loại bước vào con đường hướng nội, để tìm hiểu nội tâm. Thiệu Khang Tiết có 2 câu thơ, để đánh dấu hai thời kỳ quan trọng ấy:
Kiền ngộ Tốn thời, quan nguyệt quật.
Địa phùng Lôi xứ, kiến thiên căn.
Dịch:
Trời nổi gió dông, thông động nguyệt,
Địa phùng Lôi xứ, kiến thiên căn.
(Kiền ngộ Tốn là Thiên Phong Cấu. Nguyệt quật là ngoại cảnh vật chất. Địa phùng Lôi là Địa Lôi Phục. Thiên căn là Thiên lương hay Thiên tính trong con người.)
Trong quẻ Cấu sẽ đề cập đến 2 ý chính:
- Âm Dương tương ngộ.
- Phải đề phòng, ngăn chặn không cho tiểu nhân có cơ hội hành động.
Thoán của quẻ Thiên Phong Cấu
Thoán từ: Cấu. Nữ tráng. Vật dụng thú nữ.
Dịch.
Cấu là tương ngộ, tương phùng,
Gặp cô gái dữ, thì đừng kết duyên
Thoán từ: Cấu gồm có 1 Hào Âm nằm dưới 5 Hào Dương. Một người đàn bà có đủ bản lãnh đương đầu với 5 người đàn ông, một người đàn bà mà tự ý đi tìm gặp đàn ông như vậy là thứ đàn bà dữ, không nên lấy hạng người ấy làm vợ.
Hào Âm đây cũng tượng trưng cho kẻ tiểu nhân muốn len lỏi vào chính quyền, người quân tử phải thận trọng, đừng nên thân cận và cộng tác với họ.
Thoán Truyện của quẻ Thiên Phong Cấu
Thoán viết: Cấu. Ngộ dã. Nhu ngộ cương dã. Vật dụng thú nữ. Bất khả dữ trường dã. Thiên địa tương ngộ. Phẩm vật hàm chương dã. Cương ngộ trung chính. Thiên hạ đại hành dã. Cấu chi thời nghĩa đại hỹ tai.
Dịch:
Cấu là tương ngộ, tương phùng,
Cương nhu ngẫu nhĩ, duyên đằng gặp nhau.
Gái mà hung dữ, cơ cầu,
Làm sao phối hợp bền lâu cho đành.
Đất trời giải cấu liên minh,
Làm cho vạn vật trở thành tốt tươi,
Cương phùng trung chính, thời thôi,
Khắp cùng thiên hạ gặp thời vàng son,
Gặp mà nên chuyện vuông tròn,
Hợp thời đúng lúc, hỏi còn chi hơn?
Thoán Truyện bàn về quẻ Thiên Phong Cấu: Cấu là gặp gỡ, Nhu gặp Cương, Âm gặp Dương. Trong chuyện Kiều có câu:
May thay giải cấu tương phùng,
Gặp tuần đố lá, thỏa lòng tìm hoa.
Một Âm khí thế đang lên, như gái dữ cần phải xa lánh, cần phải đề phòng, thay vì cầu thân để tính kế lâu dài (Cấu. Ngộ dã. Nhu ngộ cương dã. Vật dụng thú nữ. Bất khả dữ trường dã).
Sau khi dạy ta nên đề phòng ảnh hưởng của tiểu nhân, Thoán Truyện bàn đến ảnh hưởng tốt đẹp của sự gặp gỡ giữa khí Âm và khí Dương. Trời đất có hòa hài, có gặp gỡ, có cộng tác với nhau, thì vạn vật mới có thể trở nên tốt đẹp được ( Thiên địa tương ngộ. Phẩm vật hàm chương dã).
*Áp dụng vào nhân sự, thì gặp gỡ giữa người và người là một điều tối quan hệ. Người anh tài mà gặp người đức độ, thời có thể làm cho thiên hạ trở nên thịnh đạt. Hiểu được nghĩa chữ gặp gỡ, khai thác được sự gặp gỡ là một điều tối quan trọng vậy (Cương ngộ trung chính. Thiên hạ đại hành dã. Cấu chi thời nghĩa đại hỹ tai).
Thuấn gặp Nghiêu; Khương Tử Nha gặp Văn vương; Khổng Minh gặp Lưu Bị đó là những trường hợp điển hình chứng minh rằng anh tài gặp nhau có thể thay đổi được cục diện lịch sử.
Đại Tượng Truyện quẻ Thiên Phong Cấu
Đại tượng truyện viết: Thiên hạ hữu phong. Cấu. Hậu dĩ thi mệnh cáo tứ phương.
Dịch.
Tượng rằng:
Cấu là gió thổi dưới trời,
Quân vương truyền lệnh dạy người bốn phương.
Dưới trời có gió là Cấu. Đấng quân vương rao truyền mệnh lệnh ra khắp bốn phương. Trời cao xa không dễ gặp vạn vật, nên lấy gió để kích động vạn vật. Thế là không gặp mà gặp. Quân vương không dễ gặp chính nhân, lấy mệnh lệnh để cải hóa vạn dân. Thế là không gặp mà gặp.
Với quẻ Phong Địa Quan thời gió thổi trên mặt đất. Đấng quân vương bắt chước để đi quan sát dân tình trong nước.
Còn quẻ Thiên Phong Cấu thì gió thổi dưới gầm trời. Đấng quân vương bắt chước, làm ra mệnh lệnh để phổ cập đến chúng dân.
( Cám ơn quý độc giả tìm. đọc)
Liên hệ tìm hiểu nghĩa trang Lạc Hồng Viên chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội 50km.
Hotline tư vấn: 093.160.1800
Website: Congvientamlinh.com
Fanpage nghĩa trang Lạc Hồng Viên: https://www.facebook.com/tongdainghiatrang
Các bài viết hay về Nghĩa trang Lạc Hồng Viên: