Thiên Can là cách thức phân chia số học ứng dụng để đếm, tính toán về thời gian, địa lý, phân loại con người, sự kiện, trời đất, mối tương tác qua lại của các đối tượng với nhau. Điều đặc biệt hơn, khác với hệ số đếm của phương Tây, dùng Thiên Can Địa Chi phương đông kết hợp cả học thuyết âm dương khiến các phép toán trở lên đa dạng, biến ảo. Congvientamlinh.com xin giới thiệu với quý độc giả về Thiên Can Địa Chi trong Văn Hóa Phương Đông.
Thiên Can là gì ?
Thiên Can là tiếng Hán Việt dùng để chỉ hệ số tính toán thuộc bên trên thuộc thể dương, nên cũng tượng cho trời, tượng cho sự cố định, nguyên tắc bất biến.
Tìm hiểu chung về Thiên Can
- Thiên Can gồm có 10 loại là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
- Thiên Can phân âm dương: tính dương gồm có: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm. Tính âm gồm có: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý
- Thiên Can phân ngũ hành: phân ngũ hành tức mỗi loại thuộc tính chất khác nhau, ngũ hành gắn với âm dương thành ngũ hành âm hoặc ngũ hành dương. Ví dụ: tính chất của Dương Hỏa khác với Âm Hỏa, tính Âm Kim khác với Dương Kim
-Giáp & Ất: thuộc ngũ hành Mộc.
-Bính & Đinh: thuộc ngũ hành Hỏa
-Mậu & Kỷ: thuộc ngũ hành Thổ
-Canh & Tân: thuộc ngũ hành Kim
-Nhâm & Quý: thuộc ngũ hành Thủy
Phương Tây có hệ số đếm Thập Phân tức số từ 1 đến 10. Văn hóa phương Đông cũng có hệ số đếm thập phân nhưng gọi là Thập Can, trong đó chưa đựng cả nguyên lý âm dương ngũ hành. Điều này hoàn toàn sâu sắc trong cuộc sống vạn vật muôn hình kể như Mộc có gỗ cứng gỗ mềm, có cây sống trên vách đá, cây lại sống đồng bằng, cây thì thân đặc, lại có cây thân rỗng.
Lý luận về hỏa cũng vậy: có hỏa dưới đất là núi lửa, dung nham. Có hỏa trên trời đó là thiên thạch, bị đốt cháy khi ma sát với tầng khí quyển, có lửa ngọn đèn bé nhỏ, có lửa trong lò ấm áp âm ỷ…
Thiên Can trong văn hóa phương đông vô cùng sinh động, uyển chuyển và linh hoạt.
Tìm hiểu bài viết: Giới thiệu về công viên tâm linh Lạc Hồng Viên
Thiên Can Kết Hợp Với Hà Đồ
Hà Đồ là bảng mã số cổ là nền tảng ứng dụng sâu rộng trong văn hóa Phương Đông. Khi kết hợp với bảng Lạc Thư ta có phân phương vị của Thiên Can như sau:
Các thiên can Dương chủ ở bên trong tượng cho gốc, cho cái sinh, các thiên can Âm chủ ở bên ngoài tượng cho sự thành
Tính Chất Sinh Khắc Hợp Hóa Trong Thiên Can
Tính sinh khắc trong học thuyết ngũ hành của văn hóa Phương Đông cùng kết hợp với Hà Đồ gồm có:
- Sự sinh: Thủy (1- Nhâm, 6 – Quý) sinh cho Mộc (3- Giáp,8 – Ất) – sinh Hỏa ( 2- Bính,7 – Đinh) – > sinh Thổ ( 5- Mậu, 10 – Kỷ) -> sinh Kim ( 4- Canh, 9 Tân) --> sinh cho Thủy (1- Nhâm, 6 – Quý).
Trong cái sinh đó: Thủy nước giúp Mộc cây thêm tươi tốt, mát mẻ. Thủy sinh cho Mộc, là Thủy bị suy, Mộc được sinh nhiều quá cũng bị hại. Nên sự sinh cũng xét tùy vào thời điểm, tùy vào loại hình.
- Sự khắc: Thủy ( 1- Nhâm, 6 – Quý) >–< khắc Hỏa ( 2- Bính,7 – Đinh) >–< với Kim ( 4- Canh, 9 Tân) >—-< Mộc (3- Giáp,8 – Ất) >–< Thổ ( 5- Mậu, 10 – Kỷ) >—< Thủy (1- Nhâm, 6 – Quý).
Trong sự khắc đó cũng phải xét tính liên thông đa dạng, Khắc phải đủ mạnh thì tốt, khắc mà yếu thì bị phản tác dụng. Ví như: Thủy khắc được Hỏa, nhưng đám cháy lớn mà thủy lại ít thì tính hỏa giảm đi chứ không khắc được hoàn toàn.
Lại trong ngũ hành xung khắc của Thiên Can vẫn có chỗ để tác dụng tương hỗ tốt cho nhau ví như có hỏa mới rèn được kim, có thổ với giữ được nước, có kim khắc mộc nên mộc mới đắc dụng hữu ích trong cuộc sống. Nguyên lý tương hợp dựa vào tính chất Âm Dương hút nhau hợp rồi hóa
– Nhâm ( thủy -1) hợp với Đinh ( hỏa -7) hóa Mộc
– Giáp ( mộc -3) hợp với Kỷ ( thổ- 10) hóa Thổ
– Bính ( hỏa – 2) hợp với Tân ( kim -9) hóa Thủy
– Mậu ( thổ -5) hợp với Quý ( thủy -6) hóa Hỏa
– Canh ( kim – 4) hợp với Ất ( mộc – 8) hóa Kim
( Mã Đắc Khoa)
Các bài viết hay cùng chủ đề:
- Địa Chi và Thiên Can Địa Chi.
- Phân Thiên Can Sơn Hướng tại Nghĩa Trang Lạc Hồng Viên
Liên hệ tìm hiểu nghĩa trang Lạc Hồng Viên chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội 50km.
Hotline tư vấn: 093.160.1800
Website: Congvientamlinh.com
Fanpage nghĩa trang Lạc Hồng Viên: https://www.facebook.com/tongdainghiatrang
Các bài viết hay về Nghĩa trang Lạc Hồng Viên: