Nét văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình

Nét văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình nói riêng và cộng đồng dân tộc Mường nói chung có nhiều điểm rất lý thú mà bạn cần biết. Người dân tộc Mường là dân tộc có tổng số dân đứng thứ 3 trong các dân tộc tại Việt Nam và hiện nay tại Hòa Bình chiếm phần lớn, kế đến là các khu vực tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Lai Châu, Phú Thọ…Khi quý khách đi thăm quan, du lịch hay đi công tác tại Hòa Bình hãy tìm hiểu 5 nét văn hóa dân tộc Mường nhé.

Tìm hiểu về: Công Viên Tâm Linh Lạc Hồng Viên Hòa Bình

Ứng xử giao tiếp nét văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình

­Giúp đỡ nhau khi hoạn nạn- Dân tộc Mường có quan niệm “ sông có khúc, người có lúc” cá nhân, gia đình trong cộng đồng khi gặp khó khăn thì an hem, họ hàng, bà con trong bản sẵn sang cưu mang, giúp đỡ. Người ta sẵn sang chọm lựa những con vật nuôi: gà giống, vịt giống, lợn con… rau giống để làm kế sinh nhai.

Nét văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình khá đặc trưng. Khi bạn đến chơi nhà người Mường dù thân hay sơ khi đã tới chân thang, gia chủ cũng đon đả ra chào. Gia chủ trải chiếu hoa bên cửa sổ sàn nhà, trước là uống nước, sau là uống rượu. Mở đầu là hỏi han bố mẹ, gia đình vợ con, kế đó mới đến chuyện đời sống thường nhật. Người thân của gia chủ làm đồng về thì họ đi nhanh vào gian trong; khi đã rửa ráy, mặc quần áo sạch sẽ rồi mới lần lượt ra chào khách

Bữa cơm đón tiếp khách đến thăm nhà – tục ngữ dân tộc Mường ở Hòa Bình có câu” trâu ra đồng ăn cỏ, người đến nhà ăn cơm”. Người xưa hay có lệ vác hạ bó lúa giống xuống cho vợ con xay, giã để đãi khách, còn gia chủ ra suối hoặc ao nhà, bắt cá làm cơm. Trong bữa cơm có uống rượu cần ( loại rượu ủ men nếp cái, không qua trưng cất).

Trong bữa ăn, bao giờ cũng có lời khen của khách để làm vừa lòng nhà chủ. Theo giao tiếp văn hóa dân tộc Mường: “Ăn cơm không khen cơm ngon, Mất lòng người giã gạo, Uống rượu không khen rượu ngon, Mất lòng người ủ men…”.

Nét độc đáo văn hóa dân tộc Mường
Nét độc đáo văn hóa dân tộc Mường

Trang phục văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình

Nhưng trang phục truyền thống dân tộc Mường ở Hòa Bình chủ yếu có 4 màu sắc chính là nâu, trắng, xanh và hồng, cơ bản gồm các yếu tố sau:

  • Chiếc khăn trắng thắt trên đầu, người Mường gọi là bít trốc (hoặc mũ) Dân tộc Mường quan niệm màu trắng như một sự tinh khiết, thanh cao, là bầu trời, một cõi cực lạc và thoát tục nên phụ nữ Mường đội đầu bằng chiếc khăn màu trắng để thể hiện lòng kính trọng và tôn vinh.
  • Áo pắn (áo ngắn) có độ dài vừa chấm eo lưng; Áo chùng, tương tự như áo ngắn nhưng được kéo dài xuống ngang đầu gối, phía dưới hơi xoè rộng, hai vạt áo buông tự do, tạo cảm giác mềm mại (ngày nay thường chỉ thấy trong các lễ hội) và Yếm;
  • Váy, gồm hai phần chính là cạp váy và chân váy, cạp váy có màu sắc rực rỡ, được dệt rất công phu và là bộ phận nổi bật trên trang phục.
  • Bộ tênh (khăn thắt ở eo) và đồ trang sức (gồm: vòng bạc đeo tay, chuỗi hạt cườm và bộ xà tích).

Nét đặc sắc trên trang phục truyền thống dân tộc Mường chính là những mảng hoa văn nổi lên giữa trang phục và cạp váy, thắt lưng. Kỹ thuật dệt cạp váy rất khó, bao gồm nhiều khâu, thao tác phức tạp hơn dệt vải thông thường, do vậy, đòi hỏi sự khéo léo cao.

Đặc biệt, tài năng của người dệt còn thể hiện ở việc bố cục, sắp xếp hoa văn trên từng bộ phận sao cho hợp lý, đẹp mắt, để các họa tiết có thể hỗ trợ, làm nổi bật lẫn nhau mà không phá vỡ bố cục chung.

Bài viết hay: Giới thiệu Món ăn đặc sản của Hòa Bình

Sử Thi và văn hóa dân gian của dân tộc Mường

Sử Thi Đẻ Đất Đẻ Nước của dân tộc Mường

Sử thi kể về một câu chuyện sinh ra trời đất, con người như thế nào. Giải thích nguồn cội của đất nước, của bản mường, con người. Sử thi phản ánh một giai đoạn lịch sử của người Mường. Và quan trọng được diễn xướng trong đám tang.

Người Mường có ông Mo nên trước khi tiễn người chết về với thế giới bên kia thì ông Mo muốn đọc cho người chết lai lịch về con người; con người từ đâu đến, tồn tại như thế nào, đưa tiễn về thế giới như thế nào. Vì thế người ta gọi đây là sử thi sống, có ý nghĩa với đời sống con người.

Thi ca của dân tộc Mường

Văn hóa dân tộc Mường có một kho tàng văn nghệ dân gian phong phú với nhiều thể loại như: thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Người Mường còn có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi… Cồng là nhạc cụ đặc sắc của đồng bào Mường, ngoài ra còn nhị, sáo trống, khèn lù. Đặc sắc nhất trong các loại hình này chính là những làn điệu của những bài dân ca Mường.

Dân ca Mường nhiều thể loại như: Thường đang (hát mừng nhà mới), bọ mẹng (hát giao duyên), hay trường ca như Nghê Nga – Út Lót. Những lời ca trong dân ca Mường thường có câu 6 và câu 8 xen kẽ nhau như một câu thơ lục bát.

Hát “rặm thường” và “hát đúm” được thanh niên nam nữ ngồi hát với nhau hoặc khi có đám cưới… Ngày xưa tôi vẫn nhớ là thanh niên đi lao động sản xuất, vừa làm vừa hát với nhau cả ngày không hết bài, vì làn điệu và lời bài hát rất đa dạng.

Bài viết hay: Đền Chúa Thác Bờ ở Hòa Bình

Lịch Đoi văn hóa dân tộc Mường rất độc đáo

Lịch Đoi dân tộc Mường rất đặc biệt khác với lịch tây hay âm lịch của người Việt đang xử dụng hiện nay.

Cấu tạo của lịch Đoi của dân tộc Mường

Lich Đoi mà bằng 12 thẻ tre dài khoảng 20cm, rộng 3cm, tượng trưng cho 12 tháng trong năm, trên mỗi thẻ tre được khắc 30 khấc tượng trưng cho 30 ngày. Sở dĩ gọi là lịch Đoi là bởi vì lịch này phân chia ngày tháng trong năm theo sự vận hành của sao đoi, hay còn gọi là sao Tua Rua (Sao Tua Rua thực tế là một chòm sao Thất Nữ ).

Trên mỗi thẻ tre lịch Đoi được khắc 30 vạch, mỗi vạch tượng trưng cho một ngày. Tuy nhiên, trong số 30 gạch đó có vạch ngắn, vạch dài, vạch hình mũi tên, vạch có một hoặc hai dấu chấm ở trên.

Cách xem lịch Đoi của dân tộc Mường

Hằng năm, các thầy mo có tài chiêm tinh thường lên ngọn núi Cột Cờ, hay ra khoảnh đất rộng, thoáng đãng… để nhìn sao đoi để biết năm đó hạn hán, mưa gió ra sao.

Tính từ Đông sang Tây, vào lúc trăng lên, nếu sao đoi vào trước mặt trăng thì năm tới sẽ nóng, hạn hán. Nếu sao đoi vào sau mặt trăng thì năm tới sẽ có nhiều mưa bão. Nếu sao đoi vào cùng với mặt trăng thì năm tới thời tiết ôn hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu.

lich doi dan toc muong

Ông Bùi Văn Ểu ở xóm Lầm, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình giải thích:

“Trên lịch đoi, nếu thấy vạch nào hình chữ vê (v) thì gọi là ngày cá, vạch nào có một chấm ở trên thì gọi là ngày tiểu hao, hai chấm thì gọi là ngày hao, vạch hình mũi tên là ngày mưa bão. Số lượng và mật độ của các ngày này thay đổi theo từng tháng. Tháng nào thấy có nhiều vạch hình mũi tên thì tháng đó rất nhiều mưa bão, nếu gieo mạ, cấy lúa… vào những ngày mưa bão thì sẽ bị hư hỏng hết. Nếu vào ngày cá thì người dân đi đánh cá, mò cua bắt ốc sẽ được nhiều.

Trong lịch đoi, tháng 1 là tháng có nhiều ngày cá nhất vì đó là thời điểm mùa cá đẻ. Nếu vào ngày hao thì người dân dù có buôn bán bốn phương, lắm của nhiều tiền thì cũng bị thua lỗ… Khi dựng vợ, gả chồng, dân tộc Mường Hòa Bình phải nhằm vào những ngày vạch ngắn, đó là ký hiệu của ngày bình thường có thể làm đủ mọi công việc mà không sợ bị thua lỗ, nhưng cũng không phát tài phát lộc được”.

Việc tính toán các ngày xấu, tốt trong tháng cũng được dựa trên việc quan sát sao đoi và trăng. Trong mỗi tháng được chia thành 4 tuần là tuần đoi, tuần cối, tuần cây, tuần lồm. Trong mỗi tuần, ngày nào sao đoi đứng ở phía trước mặt trăng là ngày nóng, đứng sau mặt trăng là ngày mưa, có ngày trăng lặn, ngày sao mờ… đó là những ngày xấu.

Khi sao đoi đứng ở vị trí sát bên mặt trăng, ánh sao sáng rõ, nền trời trong thì đó là dấu hiệu của ngày tốt.

Theo dân tộc Mường thì lịch đoi chậm hơn lịch âm khoảng 15 ngày. Chính vì thế mà hiện nay văn hóa dân tộc Mường ăn tết hai lần, một lần Tết Nguyên đán theo lịch âm, và một lần ăn tết theo lịch đoi. Đợt ăn tết thứ hai sau đợt Tết Nguyên đán khoảng 15 ngày gọi là ăn tết lại, tết đoi.

( Nguồn tổng hợp: Báo Dân Tộc & Phát Triển ).

Bài viết hay: Tổng hợp các khuôn viên độc đáo tại Lạc Hồng Viên Hòa Bình.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

P.KINH DOANH
093 160 1800‬‬
ĐĂNG KÝ
NHẬN THÔNG TIN
PHÒNG KINH DOANH:
‭093 160 1800‬‬‬
ĐĂNG KÝ
NHẬN THÔNG TIN

banner quà tết