QUẺ ĐỊA THỦY SƯ

Quẻ Địa Thủy Sư là quẻ thứ 7 trong 64 quẻ Kinh Dịch, trước quẻ này là quẻ số 6 Thiên Thủy Tụng, sau là quẻ số 8 Thủy Địa Tỷ. Hãy cùng Congvientamlinh.com tìm hiểu về quẻ Địa Thủy Sư này xem có gì thú vị.

Tìm Hiểu về quẻ Địa Thủy Sư

Để tìm hiểu về quẻ Địa Thủy Sư, quý độc giả cần nắm rõ một vài đặc điểm như sau về quẻ này.

Quẻ Địa Thủy Sư quẻ số 7 trong Kinh Dịch
Quẻ Địa Thủy Sư quẻ số 7 trong Kinh Dịch

Cấu Trúc của quẻ Địa Thủy Sư:

Về hình tượng quẻ Địa Thủy Sư có 1 vạch (hào ) dương  ở vị trí thứ 2, kẹp ở giữa 5 hào âm. Hạ quẻ ( nội quẻ) là quẻ Khảm, thượng quẻ ( ngoại quẻ) là quẻ Khôn.

Quẻ Khảm: tượng trưng cho nước, sự nguy hiểm, tính con người là sự tham lam, chỉ người trong gia đình là con trai thứ. Vị trí của Tiên Thiên bát quái là phương Tây, ứng với Hậu Thiên bát quái là phương Bắc.

Quẻ Khôn: tượng trưng cho đất, ứng với người mẹ, đức tính tận tâm, nhường nhịn, về vị trí của Tiên Thiên bát quái là phương Bắc, ứng với Hậu Thiên bát quái là phương Tây Nam.

CLICK: Tìm hiểu về Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên đẹp nhất miền bắc

Vị trí của quẻ Địa Thủy Sư trong 64 quẻ Kinh Dịch

Quẻ Địa Thủy Sư là quẻ thứ 7 trong 64 quẻ Kinh Dịch, trước là quẻ Tụng, sau là quẻ Tỷ.

Quẻ Địa Thủy Sư thuộc nhóm quẻ Khảm, nên ngũ hành của quẻ là thủy. Quẻ Sư là quẻ Quy Hồn ( quẻ quay về).

Quẻ gốc là quẻ Khảm Vi Thủy, Thủy Trạch Tiết, quẻ Thủy Lôi truân, quẻ Thủy Hỏa Ký Tế, quẻ Trạch Hỏa Cách, quẻ Lôi Hỏa Phong, quẻ Địa Hỏa Minh Di ( quẻ du hồn), cuối cùng là quẻ Địa Thủy Sư ( quẻ quy hồn).

Biến và phối can chi của quẻ Địa Thủy Sư

Phép biến quẻ Đia Thủy Sư thứ tự từ hào thấp đến cao theo phép biến của Kinh Dịch, sau 8 lần biến đổi quẻ Địa Thủy Sư trở thành quẻ Khảm Vi Thủy ( quẻ cái) nên gọi quẻ Địa Thủy Sư là quẻ Quy Hồn.

  • Động hào sơ thành quẻ: Địa Trạch Lâm
  • Động hào cửu nhị: Địa Lôi Phục
  • Động hào cửu tam: Địa Hỏa Minh Di
  • Động hào cửu tứ: Lôi Hỏa Phong
  • Động hào cửu ngũ: Trạch Hỏa Cách
  • Quẻ du hồn: Thủy Hỏa Ký Tế
  • Trở về quẻ gốc Khảm Vi Thủy

Phối ngũ hành và can chi vào quẻ Địa Thủy Sư:

Quẻ Khôn ở thượng ( ngoại) thiên can là Quí đi nghịch từ Sửu.

Quẻ Khảm ở hạ ( nội) thiên can là Mậu đi thuận từ Dần

Vị trí hào Phối can chi Phối lục thân Ngũ hành
–          Quý Hợi Phụ Mẫu ( ứng) Đại hải thủy
–          Quý Dậu Huynh Kiếm phong kim
–          Quý Mùi Quan  – quỷ Dương liễu mộc
–          Mậu Ngọ Thê – Tài ( thế) Thiên thượng hỏa
       – Mậu Thìn Quan – quỷ Đại lâm mộc
–          Mậu Dần Tử Tôn Thành đầu thổ

 

Ý nghĩa quẻ Địa Thủy Sư trong Kinh Dịch

Quẻ Địa Thủy Sư bàn về quân sự, chiến tranh, trái với quẻ Thủy Địa Tỷ bàn về hành chính dân sự thời bình.

Trong quẻ Địa Thủy Sư, hào cửu nhị đắc vị, hào dương, quản 5 hào âm. Thượng quẻ là Khôn – đất, hạ là Khảm – thủy cũng tượng cho ruộng trồng lúa, lương thực. Trong thế quẻ Sư thì ý nói khi thời bình làm người dân bình dị ( 5 hào âm là bình dị, tượng cho nữ, người hiền) vào thời chiến người nữ cũng ra được trận, xông pha chiến trường bom rơi, đạn lạc.

Quẻ Sư bàn về quân sự, thời thế khó khăn biết tiến thoái
Quẻ Sư bàn về quân sự, thời thế khó khăn biết tiến thoái

Hào dương ở vị 2 thì ứng với lão tướng, nhiều kinh nghiệm, gánh vác việc nước, thống xuất quân đội, sự việc ắt thành tựu.

*Hào sơ cửu tượng: Sư xuất dĩ luật, thất luật hung dã.

Giải nghĩa:

Khởi việc xuất quân, cần kỷ luật nghiêm minh, chiến thuật thành thục, một đạo quân hỗn loạn như ong vỡ tổ, như đàn sói lạc rừng tất sẽ tai họa.

*Hào cửu nhị tượng: Tạ Sư trung cát, vô cữu, Vương tam tích mệnh.

Giải nghĩa:

Tại giữa ba quân, vua ban mệnh lệnh ba lần.

Lời bàn của t.g Nguyễn Mạnh Bảo: Tôn Tử nói rằng: làm Tướng phải có: Trí mưu lược – Nhân để phù giúp quân sĩ – Kính để yêu người hiền- Tin – Dũng giúp ích nhuệ khí – Nghiêm duy theo một lệnh.

Có Nghiêm nghị thì có lòng Tin

Có Dũng thì có lòng Nhân

Có lòng Kính thì có Trí định

*Hào Lục Tam: Sư hoặc dư thi. Hung

Hào tam là âm ngôi vị là dương nên trái. Hào âm đầu của quẻ Khảm tượng sự hồn độn, nguy hiểm như con song mặt nước, bấp bênh bất định. Dưới không có người hưởng ứng, trên ( ứng hào 6) cũng là âm như muốn lánh xa. Làm tướng cầm quân đưa binh lính vào thế thất trận to, máu chảy thành sông, như lấy xe mà chở xác chết về. Chỉ lợi cho thủ không được công, dựa sông mà phòng.

Tướng mà thắng trận mà tổn quân vô số, chiến thắng cũng không có danh.

*Hào lục tứ: Sư tả thứ vô cữu.

Hào 4 âm ở ngôi âm, tức là khéo léo lựa thời, biết rút lui, phòng thủ chỗ yếu, lui được chưa phải là thua. Thế khéo dụng binh của người cầm quân.

*Hào lục ngũ: Điền hữu cầm, lợi chấp ngôn vô cữu, trưởng tử xuất sư, đệ thử dư thi trinh hung.

Dịch: ruộng có chim, lợi chấp lời nói không lỗi. Con cả cầm quân, con thứ chở thây, chinh bền cũng hung.

Ý nghĩa: có tiểu nhân, mất đoàn kết nội bộ nên sự mới hung bạo. Hào 5 chỉ ngôi vua, nhưng lại thế ở giữa thượng quẻ là Khôn, thành ra hào 5 âm được vị mà không đắc thời, sinh hung.

*Hào thượng Lục: Đại quân hữu mệnh, khai quóc thừa gia, tiểu nhân vật dụng

Ý nghĩa: hào này bàn về sự chiến tranh đã kết thức, vua luận công tội mà ban thưởng ruộng vườn ( quẻ Khôn là đất ruộng, tượng là bụng to) phải công bình phân minh, lập nước thời bình không dùng kẻ tiểu nhân. Sau quẻ Địa Thủy Sư là quẻ Thủy Địa Tỷ vậy.

( Mã Đắc Khoa – tổng hợp từ Kinh Dịch Tân Khảo của tác giả Nguyễn Mạnh Bảo, quý độc giả có thể tham khảo thêm chi tiết của quẻ Địa Thủy Sư tai trang Nhantu.net ).

Liên hệ tìm hiểu nghĩa trang Lạc Hồng Viên chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội 50km.

Hotline tư vấn: 093.160.1800

Website: Congvientamlinh.com

Fanpage nghĩa trang Lạc Hồng Viên: https://www.facebook.com/tongdainghiatrang

Các bài viết hay về Nghĩa trang Lạc Hồng Viên:

Một số bài viết khác cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

P.KINH DOANH
093 160 1800‬‬
ĐĂNG KÝ
NHẬN THÔNG TIN
PHÒNG KINH DOANH:
‭093 160 1800‬‬‬
ĐĂNG KÝ
NHẬN THÔNG TIN

banner quà tết