Tam Toà Thánh Mẫu Trong Đạo Mẫu Người Việt

Tam Toà Thánh Mẫu Trong Đạo Mẫu Người Việt

Tam Toà Thánh Mẫu trong Đạo Mẫu- hệ thống văn hoá tâm linh, tín ngưỡng người Việt đã có từ rất xa xưa. Như chúng ta đã biết từ khi xuất hiện văn minh loài người cho đến ngày nay. Giai đoạn Mẫu Hệ xuất hiện từ thời tiền sử đến giai đoạn phong kiến. Vậy nên nhắc đến Đạo Mẫu là điều gần gũi với dân tộc Việt chúng ta.

Có hay chăng các nhà khoa học, nhà văn hoá, các nhà nghiên cứu văn hoá phương Đông tại Việt Nam cần đánh giá đúng vai trò Đạo Mẫu trong giáo dục. Cùng Congvientamlinh.com tìm hiểu ngay qua bài viết dưới dây nhé

Nguồn Gốc Của Đạo Mẫu Của Người Việt

Theo sử sách cổ đại và tài liệu được lưu truyền hiện nay như chúng ta tạm chấp nhận giả thuyết gắn liền với lịch sử và văn hoá tâm linh.

  • Thuỷ tổ của dân tộc Việt cổ đại xuất hiện với truyền thuyết thị tộc Thần Nông.
  • Cháu đời thứ ba của vua Thần Nông tự là Đế Minh du ngoạn đến núi Ngũ Lĩnh ( nay thuộc Hồ Bắc, Trung Quốc). Gặp gỡ và nên duyên với một nàng tiên sinh một người con tên là Lộc Tục. Sau phong cho Lộc Tục làm vua nước Nam ( từ dãy núi Ngũ Lĩnh xuôi về phương Nam). Lấy hiệu là Kinh Dương Vương đặt nước tên Xích Quỷ. Con trai cả của Đế Minh là Đế Nghi làm vua phương Bắc ( từ dãy núi Ngũ Lĩnh ngược lên phương Bắc).

Lịch sử chép tiếp.

Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ. Con trai cả sau làm vua phong làm Vua Hùng.

Theo tài liệu bổ cứu, hình ảnh Nàng Tiên – mẹ của Kinh Dương Vương trong truyền thuyết là thuỷ khởi của Đạo Mẫu của người Việt.

Trong bài viết này Congvientamlinh.com xin giới thiệu về Đạo Mẫu Tam Phủ quý độc giả.

Tam Toà Thánh Mẫu Trong Đạo Mẫu Người Việt
Tam Toà Thánh Mẫu Trong Đạo Mẫu Người Việt

Tam Toà Thánh Mẫu Trong Đạo Mẫu Là Gì ?

Đạo Mẫu Tam Phủ là đạo thờ Tam Toà Thánh Mẫu gồm đại diện nữ thần cai quản vùng trời, vùng núi, vùng nước ( biển, sông, hồ…) cụ thể:

  • Toà Đệ Nhất Thượng Thiên: người cai quản mưa,gió, mùa màng
  • Toà Đệ Nhị Thượng Ngàn: người cia quản rừng, núi, muôn thú
  • Toà Đệ Tam Thoải Phủ: người cai quản biển, sông, hồ…

Ghi chú: một số tài liệu có bổ sung thêm Toà đệ Tứ Địa Phủ: cai quản về đất đai.

Cũng như các dân tộc khác trên thế giới, văn hoá tôn thờ các vị thần Hy Lạp, Ai Cập, Ấn Độ.. . Trong thời kỳ người Việt sống phụ thuộc tự nhiên và chống trọi với nắng, mưa, lụt lội, hạn hán… nên họ có niềm tin được bảo vệ bởi các vị thần nữ thần trên.

Nét văn hoá  tín ngưỡng tâm linh hệ thống trên người Việt cổ  đã xây dựng đền thờ, bài hát ca ngợi, thán tụng các thần từ đó trở thành Đạo của Người Việt.

Hệ thống tam toà Thánh Mẫu Trong Đạo Mẫu
Hệ thống tam toà Thánh Mẫu Trong Đạo Mẫu

Tham khảo bài viết hay:

Đền thờ chúa Năm Phương ( chúa Ngũ Phương)

Hệ thống Tam Toà Thánh Mẫu Việt Nam.

Khác biệt so với các hệ thống đạo tôn giáo khác trên thế giới. Hệ thống Đạo Mẫu Việt Nam tồn tại thông qua các điển tích, văn hoá truyền miệng dân gian và bài hát. Minh chứng có sự xuất hiện của các thánh mẫu trong dân gian là sự hiện thân làm người với thánh tích cứu giúp muôn dân.

Hiện thân Đệ Nhất Mẫu Thượng Thiên- Mẫu Liễu Hạnh.

Hiện thân của Ngài đệ nhất Mẫu Thượng Thiên là con gái của Ngọc Hoàng Đại Đế trên thiên cung đầu thai ba lần tại nước Việt. Được người Việt truy phong là Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

  • Lần thứ nhất bà giáng vào nhà họ Phạm ở Quảng Nạp, Vỉ Nhuế, Ý Yên Nam Định. Bà có tên Phạm Tiên Nga và hưởng thọ 40 tuổi.
  • Lần thứ hai bà giáng vào nhà họ Lê ở An Thái, Vụ Bản, Nam Định. Bà kết duyên cùng Trần Đào Lang, đến năm 21 tuổi thì về trời;
  • Lần thứ ba bà giáng hiện tại Nga Sơn, Thanh Hóa hạ trần để tái hợp cùng Mai Sinh là hậu kiếp của Trần Đào Lang được hơn một năm thì mãn hạn hồi tiên.

* Thánh tích Phùng Khắc Khoan gặp Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Tương truyền, Phùng Khắc Khoan đã gặp Thánh Mẫu Liễu Hạnh công chúa và đều có xướng thơ. Một lần gặp ở chùa Thiên Minh (Lạng Sơn) khi ông đi sứ về. Một lần ở Hồ Tây (nay thuộc Hà Nội) khi ông cùng với hai bạn họ Ngô và họ Lý đi chơi thuyền.
Lần ở Hồ Tây, người tiên kẻ tục bèn làm thơ xướng họa liên ngâm, sau được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm chép trong truyện “Vân Cát thần nữ” ở tập Truyền kỳ Tân Phả của bà. Liên quan đến thánh tích này là Đền Mẫu Đồng Đăng và Phủ Tây Hồ.

*Thánh tích về sự giúp đỡ vua Quang Trung

      Khi vua Quang Trung kéo quân ra bắc, Mẫu Liễu Hạnh đã hóa thành một bà già dâng cháo cho quân Tây Sơn. Độ cho cuộc chiến của vua Quang Trung thắng lợi tại thành Thăng Long. Liên quan đến thánh tích này là đền Dâu, đền Quán Cháo.

  Thánh tích khi Mẫu giáng trần lần thứ nhất:

Bà đã ủng hộ tiền của và công sức giúp dân đắp đê ngăn nước Đại Hà (nay là núi Gôi) đến Tịch Nhi . Đây cũng chính là con đường nối di tích Phủ Dầy với Phủ Quảng Cung. Cùng với việc đắp đê, bà cho làm 15 cây cầu đá, khơi ngòi dẫn nước tưới tiêu. Giúp tiền bạc cho người nghèo, chữa bệnh cho người ốm, sửa đền chùa.
Bà cấp lương bổng cho các vị hương sư, khuyên họ cố sức dạy dỗ con em nhà nghèo được học hành. Bà đến bờ Sông Đồi dựng một ngôi chùa đặt tên Chùa Kim Thoa. Bên trên thờ đức Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát, bên dưới thờ cha và mẹ.
Bà tới tu sửa chùa: Sơn Trường – Ý Yên, Nam Định. Chùa Long Sơn – Duy Tiên, Hà Nam. Chùa Thiện Thành ở Đồn xá – Bình Lục, Hà Nam. Bà còn chiêu dân lập làng dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải.
Bà cùng người thân tu sửa đền thờ Tổ họ Phạm khang trang bề thế (nay xóm Đình thôn, La Ngạn). Sau đó Bà lại đi chu du ở trong hạt, khuyên răn bà con dân làng những điều phải trái.
Ngoài ra ta có thể kể đến hoá thân của Toà đệ Nhất Thượng Thiên là Tây Thiên Quốc Mẫu – Lăng Thị Tiêu ( vợ Vua Hùng đầu tiên). được lập tại đền thờ Tây Thiên, Vĩnh Phúc.

 Đền thờ Mẫu Thượng Thiên:

  • Di tích Phủ Dày, Vụ Bản , Nam Định.
  • Phủ Tây Hồ, Hà Nội.
  • Phủ Đồi Ngang, Ninh Bình.
Mẫu Thượng Thiên trong tranh dân gian
Mẫu Thượng Thiên trong tranh dân gian

Hiện thân Đệ Nhị Mẫu Thượng Ngàn.

Mẫu Thượng Ngàn còn gọi là Mẫu Đệ Nhị hay Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn bởi Mẫu đứng thứ hai trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Mẫu có rất nhiều tên gọi như:
– Diệu Tín Thiền sư.
– Lê Mại Đại Vương.
– Đông Cuông Công chúa.
– Lâm Cung Thánh mẫu.
– Mẫu Đệ nhị Nhạc Phủ.
– Sơn Tinh công chúa…
Mẫu Thượng Ngàn được thờ chủ yếu tại vùng rừng núi. Có ba nơi được coi là nơi thờ chính là Bắc Lệ (Lạng Sơn), Suối Mỡ (Bắc Giang) và Đông Cuông (Yên Bái). Tuy vậy, ba nơi này lại lưu giữ những truyền thuyết có phần khác nhau về Mẫu Thượng Ngàn.
Đền Đông Cuông là nơi Mẫu được vua Lê sắc phong Lê Mại Đại Vương. Nếu so sánh với đền Bắc Lệ và Suối Mỡ thì đền Đông Cuông có vị trí quan trọng nhất, là nơi thờ chính Mẫu Thượng ngàn.
Căn cứ theo truyền thuyết và các bản văn chầu thì đền Bắc Lệ chính là nơi Lâm Cung Thánh Mẫu hiển linh, âm phù. Đền Suối Mỡ là thắng tích lưu lại dấu vết bà tu tiên luyện đạo, còn đền Đông Cuông (Yên Bái) là nơi bà giáng sinh và ngự.

Thần tích Mẫu Thượng Ngàn đền Suối Mỡ

Mẫu Thượng Ngàn được thờ ở Suối Mỡ là Mỵ Nương Quế Hoa công chúa. Nàng là con của Vua Hùng Định Vương và hoàng hậu An Nương. Nàng được tiên ông ban cho phép thuật, và tu tiên luyện đạo, cứu giúp dân lành. Khi nhân dân các bản đã có cuộc sống no ấm. Mỵ Nương Quế Hoa cùng 12 thị nữ bay về trời trên đám mây ngũ sắc.

     Thần tích Mẫu Thượng Ngàn đền Bắc Lệ

Ở đền Bắc Lệ lại lưu truyền câu chuyện Mẫu Thượng ngàn là công chúa La Bình. La Bình Công chúa là con gái của Sơn Tinh (tức Tản Viên Sơn Thánh) và Mỵ Nương. Tức La Bình là cháu ngoại của Vua Hùng. Lúc nhỏ, La Bình thường được cha cho đi cùng, đến khắp mọi nơi. Từ miền núi non hang động đến miền trung du đồi bãi trập trùng để dậy dân săn bắn. Bà góp sức cùng cha chăn nuôi, trồng cây, cấy lúa, làm nhà, làm thuốc chữa bệnh…
Khi Tản Viên và Mỵ Nương theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế trở về trời. Nàng La Bình cũng được phong là Công chúa Thượng Ngàn. Bà thay cha đảm nhận công việc trông coi 81 cửa rừng, miền núi non, hang động. Bao gồm các miền trung du đồi bãi trập trùng của nước Nam.

Thần tích Mẫu Thượng Ngàn đền Đông Cuông

Theo ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Kiến văn tiểu lục” thì ngôi đền Mẫu Đông Cuông trước đây thờ Đông Quang công chúa. Đông Quang Công chúa là Lê Thị Kiểm nổi tiếng anh linh. Bà là vợ của ông Hà Văn Thiên, người Tày Đông Cuông được triều đình giao cho cai quản Đông Cuông.

Như vậy, Mẫu Thượng Ngàn đã được hình tượng hóa bởi một nhân vật có thật trong lịch sử đó là Đông Quang Công Chúa. Trong tâm linh những đệ tử đạo Mẫu thì đền Đông Cuông được coi là nơi ngự và nơi giáng sinh của Mẫu Thượng ngàn.
Đền Đông Cuông còn có tên là Đền Thần Vệ quốc theo sắc phong của triều đình Nguyễn. Tại nơi đây, vua Lê Thái Tổ đã phong Bà là Lê Mại Đại Vương.
Như vậy, Mẫu Thượng Ngàn vừa là bậc tôn quý anh linh, quyền cao tối thượng. Nhưng cũng gần gũi, bình dị trong hình hài một người vợ, người mẹ trần thế.

 Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn:

– Nổi tiếng nhất là di tích Đền Đông Cuông, Đền Vọng Đông và Đền Tuần Quán tại Yên Bái. (Là nơi Mẫu giáng làm con gái nhà tù trưởng họ Cao).
– Đền Công Đồng Bắc Lệ và Đền Thất Khê tại huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, tương truyền là nơi vua Lê Thái Tổ lập để ghi nhớ công ơn Mẫu giúp vua.
– Đền Suối Mỡ thuộc Bắc Giang (xưa thuộc Hà Bắc, là nơi dấu tích của Mẫu khi xưa học đạo).
– Đền Tam Cờ trên tỉnh Tuyên Quang.
– Đền Mẫu Thượng thuộc thị xã Lào Cai.
lễ hội đền thờ mẫu Tây Thiên
lễ hội đền thờ mẫu Tây Thiên

Hiện thân Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ.

Mẫu đệ tam trong Tam toà thánh mẫu là Mẫu Thoải tức là Mẫu Thủy hay còn gọi là Thủy Cung Thánh Mẫu. Mẫu Thoải cùng như Mẫu Thượng Ngàn có nhiều thần tích khá khác nhau. Dưới đây người viết liệt kê một số truyền thuyết về thân thế của Mẫu Thoải để các bạn tham khảo.

     Điển tích Mẫu Thoải là con gái vua Thủy Tề (Long Vương)

 Truyền thuyết từ vùng Thái Bình, Nghệ An: Từ thủa hồng hoang, thời mở mang đất nước, vua Kinh Dương Vương đi chu du khắp nơi. Rồi một ngày kia, nhà vua gặp một người con gái nhan sắc tuyệt trần và đã lấy nàng làm vợ. Nàng chính là con gái của Long Vương. Sau này bà đã sinh ra Sùng Lãm chính là vua Lạc Long Quân.

     Truyền thuyết Mẫu Thoải là vợ của Vua Thủy Tề

Ở làng Viêm Xá, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Thánh Mẫu Thoải được thờ là Thành hoàng có sắc thượng phong đề “Nhữ Nương Nam nữ Nam Hải Đại Vương”. Theo thần phả của làng: Mẫu Thoải  trông coi các việc ở sông, suối. Mẫu cũng có mặt ở khắp nơi, nhất là tại các bến sông lớn.

     Truyền thuyết Mẫu Thoải là hóa thân của 3 công chúa:

Theo thuyết này, Lạc Long Quân đã giao cho 3 công chúa cai quản sông biển nước nam. Đó là:Thủy tinh Động đình Ngọc nữ Công chúa, Hoàng Bà Đoan khiết Phu nhân và Tam giang Công chúa.

Ba bà đóng dinh cơ ở sông Nguyệt Đức và có nhiệm vụ coi sóc các sông nước. Dạy dân chế tạo thuyền bè và đan các thứ lưới bắt cá. Chế ngự các vị thần mưa, thần gió Các Mẫu còn làm mưa và giúp dân chống hạn.

Các đền chính Thờ Mẫu Thoải Phủ:

  • Đền Thượng Tuyên Quang. Đền Hạ Tuyên Quang. Đền Ỷ La Tuyên Quang được coi là nơi phát tích của Mẫu Thoải;
  • Đền Dầm, Đền Xâm Thị- Thường Tín với thánh tích Mẫu Thoải phù vua Trần Nhân Tông đánh giặc Nguyên.
  • Đền Mẫu Thác Hàn Sơn Thanh Hóa với thánh tích Mẫu Thoải phù cho vua Lê Lợi chống quân Minh.
  • Đền Mẫu Thoải Lạng Sơn với thánh tích Mẫu Thoải giúp chống quân phương bắc xâm lược.

Nguồn: tuphuthanhmau.blogspot.com.

Người chỉnh sửa: Mã Đắc Khoa.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

P.KINH DOANH
093 160 1800‬‬
ĐĂNG KÝ
NHẬN THÔNG TIN
PHÒNG KINH DOANH:
‭093 160 1800‬‬‬
ĐĂNG KÝ
NHẬN THÔNG TIN

banner quà tết