Thờ Cúng Gia Tiên Điều Cần Biết
Thờ cúng gia tiên gia tộc là nét văn hoá đẹp của người Việt Nam. Cuộc sống hiện đại ngày nay khiến mỗi cá nhân không hiểu hết ý nghĩa to lớn của truyền thống dòng họ. Trong bài viết này Congvientamlinh.com chia sẻ nét văn hoá thờ cúng gia tiên của người xưa, quý độc giả tham khảo.
Mục lục bài viết:
- Nhà thờ tổ ( nhà từ đường).
- Đồ thờ cúng
- Gia phả
- Ruộng kỵ
- Tế thuỷ tổ
- Cúng bái gia tiên.
Nhà Thờ Tổ
Nhà thờ tổ hay còn gọi là từ đường. Bao nhiêu con cháu của dòng họ cùng nhau góp công sức, tiền tiền để xây dựng nơi thờ tự đấng thuỷ tổ. Nhà thờ ấy chỉ thờ riêng một thuỷ tổ, khi tế tự thì lấy các tổ tông biệt chi, biệt phái mà phối hưởng. (Tức phân chia các chi, nhánh từ ông thuỷ tổ ).
Ngày xưa, có họ nghèo không xây dựng nhà thờ tổ, thì xây một cái bàn lộ thiên, dựng bia đá ghi tên thuỵ huý của tổ tiên. Đến kỳ tế tự ra nơi đó mà dâng lễ.
Có họ, làm nhà thờ Tổ để cho chi trưởng nam đời đời giữ hương hoả, thờ phụng. Chi trường mà tuyệt, không có con trai thì chuyển sang chi thứ thờ cúng gia tiên. Ngoài ra trong mỗi bản chi cũng có nhà thờ tổ trong chi của mình. ( Còn gọi là Bản Chi Từ Đường).
Nhà phú quý có tư gia có thể thiết lập bàn thờ tổ, thờ cúng Cao, Tằng, Tổ, Khảo…tại bàn chính giữa. Đôi bên bàn cạnh nhà thì thờ tổ công, táo quân, nghệ sư. Có nhà thờ bà cô tổ, ông mãnh ( người chết trẻ, linh thiêng của dòng họ).
Đồ Thờ Cúng Gia Tiên
Trong không gian thờ cúng gia tiên của người xưa, đối với nhà thờ tổ phải có thần chủ. Thần chủ hay còn gọi là bài vị gia tiên để thờ mãi mãi còn gọi là ” Bách thế đất diêu chi chủ”. Với gia đình giàu sang xưa, thờ phụng thần chủ ( bài vị) của bốn đời để thờ: Cao, Tằng, Tổ, Khảo.
Thần chủ ( bài vị) gia tiên được là bằng gỗ táo, lấy nghĩa rằng cây táo sống lâu được cả nghìn năm. Độ dài tầm một thước, ở giữa đề tên, họ, chức tước, hai bên ghi ngày, tháng sinh tử của tổ tiên. Thần chủ để trong hộp kín hoặc trong lòng khán.
Hề đến năm đời thì đem thần chủ cao tổ hoá đi và nhấc lên thêm một bậc cho Tằng, Tổ, Khảo. Rồi đem ông mới mất, đặt thần chủ ông Khảo. Người xưa gọi là ” Ngũ Đại Mai Thần Chủ” – tức con cháu ghi nhớ năm đời gần nhất.
Ngoài ra, đồ thờ cúng gia tiên còn có các vật dụng sau: bộ đèn nến, lư hương, bình hoa, mâm quỳ, mâm bồng, cỗ đài rượu, hộp trầu cau, đài nước…
Vật dụng thờ cúng có thể làm bằng thiếc, đồng, có gia đình xưa lại chọn sơn son, thiếp vàng, thiếp bạc. Nhà giàu có thì treo bức hoành biển và treo đối liễn đôi bên được khảm trai hoặc sơn son thếp. Nhà nghèo thì không treo hoành biển, đối liễn thì hay gián giấy. Đại nghĩa thường ca ngợi công lao, công đức của gia tiên.
Đồ thờ cúng gia tiên rất được kính trọng, không ai dám đem bán đi bao giờ. Nhà nào túng quấn, cầm bán đi ai cũng trê cười và coi như bán họ.
Tham khảo: các mẫu mộ Gia Tộc đẹp nhất miền Bắc
Gia Phả Dòng Họ
Gia phả dòng họ là cuốn sổ ghi chép lại thứ tự trước, sau ngày tháng, năm sinh, tử của tổ tông và người trong dòng họ. Gia phả thường được dùng bằng giấy sắc, viết tinh tả. Nghĩa là lấy lòng kính trọng mà thờ cúng tổ tiên vậy.
Đối với gia đình, dòng họ lớn, gia phả còn ghi chép cả công trạng, sự nghiệp của tổ tông đối với làng với nước. Ghi rõ ngày giờ mất, nơi mả chôn cất của ông thuỷ thổ. Gia phả được in ra và phát cho các ngành, chi thế hệ sau để ghi nhớ cội nguồn.
Tập tục Ruộng Kỵ Là Gì ?
Mỗi một họ hoặc một chi đã có nhà thờ họ thì phải có ruộng kỵ. Ruộng kỵ là phần đất hương hoả của tổ tông để lại, hoặc phần đất trong họ chung nhau tậu. Hoặc một người trong dòng họ cúng phần đất. Phần đất này được lấy lợi tức, hoa màu để chi cho việc tế tự ( tế lễ) cho dòng họ. Họ nào không có ruộng kỵ, đến kỳ tế tự thì mọi người trong họ sẽ đóng tiền, góp gạo với nhau.
Cũng có dòng họ, người con gái không chồng, không con, có thể cúng đất cho dòng họ làm ruộng kỵ. Sau khi chết sẽ được thờ phụng trong nhà thờ họ.
Tế Lễ Thuỷ Tổ Dòng Họ
Mỗi năm đến ngày huý nhật ( ngày mất) ông Thuỷ Tổ, cả họ họp mặt tại nhà thờ họ. Mọi người chức sắc trong dòng họ làm lễ tam sinh hoặc dùng bò, lợn để tế tổ. Tế xong mọi người làm cỗ bàn ăn uống vui vẻ. Mỗi kỳ tiết thanh minh cả họ rủ nhau đi đắp mả tổ tông. Nhiều họ đắp mộ tổ to bằng quả núi, họ đắp xong tiến hành tễ lễ thuỷ tổ dòng họ tại mộ. Hoặc có dòng họ tế lễ tổ tại nhà thờ chung.
Các tuần, các tiết khác cũng có cúng nhưng chỉ có nhà trường nam cúng mà thôi. Đến tháng chạp lại có một tuần hợp tế các tổ tổng trong họ, họp đông như khi giỗ tổ vậy. Trong ba ngày tết nguyên đán, con cháu trong họ đem trầu, cau đến nhà thờ lễ tổ, chứ không có ăn uống.
Click bài viết: Tìm hiểu Nghĩa Trang Lạc Hồng Viên Phong thuỷ đẹp
Cúng Lễ Gia Tiên Thế Nào ?
Mỗi tuần tiết, ngày kỵ huý hoặc mùa lúa mới, hoặc khi có việc hiếu, hỉ cúng lễ gia tiên. Nhà giàu sang và nhà nghèo tuỳ theo hoàn cảnh riêng là làm cúng lễ. Có gia đình cúng bằng bò, dê, gà làm vài mâm cỗ hoặc dùng hoa, quả, bánh trái. Có gia đình cúng bát cơm, quả trứng, bát canh con cá tuỳ thế nào cho tiện.
Nhưng như thế nào cũng có cơi trầu, bát nước trong, một bình rượu mới thành lễ. Sau đó tiến hành đốt đèn, nến, hương khấn vái gia tiên.
Lời kết
Xét đến việc thờ cúng tổ tiên của dân ta rất thành kính. Ấy cũng là một lòng bất vong bản, một nghĩa vụ khi làm người. Nhưng cũng nên biết rằng việc thờ cúng là để tỏ lòng thành kính. Mong rằng thế hệ sau sẽ giữ gìn phong tục sao cho đủ lễ nghi, trang nghiêm.
(Mã Đắc Khoa- trích Việt Nam phong tục của tác giả Phan Kế Bính.)
Xem thêm:
- Hotline nghĩa trang Lạc Hồng Viên : 093.160.1800 / 092.5333.533 (Tư vấn miễn phí 24/7)
- Website: Congvientamlinh.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/tongdainghiatrang
- Youtube: https://youtu.be/cNqp7q76DvM