Ứng dụng Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy có ý nghĩa rất lớn vào cuộc sống đầy khó khăn ngày nay. Đôi khi ta chênh vênh, trống trải và cô đơn, không biết điểm đầu và điểm cuối của vạn sự. Tiên Thiên Bát Quái được tạo ra bởi vua Phục Hy bên Trung Hoa, lấy gốc từ quẻ Càn để quán xét vạn hữu. Nay Mã Đắc Khoa xin viết lược qua vài điểm làm căn bản có ứng dụng cho cuộc sống.
Các bài viết cùng chủ đề:
Nguồn gốc của Tiên Thiên Bát Quái
Ứng dụng Tiên Thiên Bát Quái biểu kiến thời gian 1 ngày
Trong thời gian 1 ngày phân ra Âm – Dương. Dương là chỉ ban ngày, dương khí thịnh, khí âm suy. Âm là chỉ ban đêm, khí âm thịnh và dương suy. Biến đổi này thể hiện qua bát quái tiên thiên như sau:
Một ngày chia ra 24 giờ ứng với mỗi quẻ là 3 giờ hiện nay.
Bắt đầu khí dương tăng dần từ quẻ Chấn đến cực đại là quẻ Càn:
*Quẻ Chấn:có 1 vạch dương liền dưới cùng, trên là 2 vạch âm đứt) tại phương vị Đông Bắc, dương khí từ nơi thấp. Bầu trời có chút mờ mờ sáng lúc 4h ( Hướng đông bắc-giờ Dần)
* Quẻ Ly: có 2 vạch âm đứt kẹp giữa vạch dương liền) cái dương vẫn chưa thoát hẳn. Mặt trời mới ló rạng, nhưng đã phân tách được sáng với tối rồi. Tượng mặt trời lúc 6 giờ sáng ( Hướng đông: là giờ Mão)
* Quẻ Đoài:2 vạch âm đứt, trên cùng là 1 dương liền) tức dương khí đã lên cao, lan tảo hơi ấm cho vạn vật, ánh sáng tran hòa, dễ chịu. Lúc đó mặt trời lúc 10 giờ sáng ( Hướng đông Nam- giờ Tỵ)
* Quẻ Càn: với 3 vạch dương liền, dương khí đạt cực đại, mặt trời lúc 12 giờ và là lúc lên cao (Hướng Nam- cung Ngọ). Năng nóng và gay gắt.
Tận cùng sinh biến. Dương cực thịnh thì âm bắt đầu sinh. Dương suy rồi tới âm thịnh. Biểu kiến từ quẻ Tốn tới quẻ Khôn vậy
* Quẻ Tốn: vạch âm đứt dưới cùng đã xuất hiện, trên là 2 vạch dương liền. Tượng trưng cho sức nóng mặt trời đã dịu đi chút ít, lúc đó đã là 2 giờ chiều ( hướng Tây Nam – giờ mùi).
* Quẻ Khảm: với 2 vạch âm đứt kẹp giữa vạch dương liền, khi mặt trời đã dần khuất, lấp ló dưới chân trời là ánh hoàng hôn lúc 5 giờ chiều. ( Hướng Tây – giờ Dậu).
* Quẻ Cấn: với 2 vạch âm dưới cùng, trên là 1 vạch dương. Mặt trời đã tắt hẳn, nhưng trời chưa tối đen hẳn khoảng lúc 8 giờ tối ( hướng Tây Bắc – giờ Tuất).
*Quẻ Khôn: với 3 vạch âm đứt, bầu trời đã tối mịt, các vì sao cũng nhìn thấy rõ hơn, đây là lúc 12 giờ đêm ( Hướng Bắc – giờ Tý).
Ứng dụng Tiên Thiên Bát Quái biểu kiến thời gian trong tháng
Để đánh dấu thời gian trong một tháng, người xưa xét theo quy luật biến đổi của mặt trăng bằng các ngày Sóc, Vọng, Huyền, Mai, Dựng,Thừa, Khuy.
- Tuần Sóc là thời gian từ mùng 1 đến mùng 10.
- Tuần Vọng là thời gian trăng tròn.
- Tuần Huyền là thời gian trăng lưỡi liềm.
- Tuần Mai là tối
- Tuần Dựng, Thừa, khuy là thời gian trăng khuyết
Khi diễn giải sự biến thiên của thời gian trong tháng, người xưa dùng bát quái Tiên Thiên để mô tả:
Giai đoạn Tuần -Huyền đến tuần Trăng Tròn là lúc dương trưởng và âm tiêu: từ phần Thiếu Âm ( Quẻ Chấn đến quẻ Ly) rồi thành Thái Dương ( quẻ Đoài đến quẻ Càn). Quẻ Càn có 3 vạch dương liền ứng với Vọng lúc trăng tròn đầy ( vào ngày 16 âm hằng tháng). 4 Quẻ gốc dương Chấn, Ly Đoài, Càn đi theo bên Tả.
Giai đoạn Tuần Trăn Tròn ( hay còn gọi Tương – Vọng) đến lúc không có Trăng ( Tuần Mai) dương tiêu âm trưởng: ứng với phần biến đổi từ Thiếu Dương ( bắt đầu từ quẻ Tốn, chuyển sang quẻ Khảm) đến phần Thái Âm ( từ quẻ Cấn đến quẻ Khôn). 4 quẻ gốc âm: Tốn, Khảm, Cấn, Khôn đi theo bên Hữu.
*Từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 7 hằng tháng: Vào giờ Tuất, hướng Canh ( hướng Tây lệch phía Tây Nam), thấy Trăng sáng 1 phần tượng cho quẻ Chấn ( 1 vạch dương dưới cùng).
Do đó Quẻ Chấn nạp can Canh. Với Hạ quẻ trong Kinh Dịch thì lần lượt phối từ hào 1 đến hào 3 là: Canh Tý, Canh Dần, Canh Thìn. Còn Thượng quẻ lần lượt là: Canh Ngọ, Canh Thân, Canh Tuất. ( phần theo chiều thuận ở địa chi)
* Từ ngày mùng 8 đến 12 ( thời gian Thượng – Huyền) vào giờ Tuất, hướng Đinh ( ở hướng nam, gần ghé tây nam), mặt Trăng sáng 2 phần tượng quẻ Đoài ( 2 vạch dương liền, trên là 1 vạch âm đứt).
Do đó quẻ Đoài nạp can Đinh. Trong kinh dịch phối lần lượt như sau: với Đoài ở Hạ quẻ thì dưới đi lên lần lượt: Đinh Tỵ, Đinh Mão, Đinh Sửu.Ở Thượng quẻ thì dưới đi lên lần lượt: Đinh Hợi, Đinh Dậu, Đinh Mùi. ( phần theo chiều nghịch ở địa chi).
*Từ ngày 13 đến ngày 17 ( Tuần Tương – Vọng), thời điểm này Trăng tròn và sáng trượng cho quẻ Càn, vào giờ Tuất, hướng Giáp ( ở hướng hướng đông, gần ghé đông bắc).
Nên nạp thiên can Giáp vào quẻ Càn. Trong 64 quẻ Kinh Dịch phối ở Hạ quẻ là Giáp Tý, Giáp Dần, Giáp Thìn. Thượng quẻ là Nhâm Ngọ, Nhâm Thân, Nhâm Tuất.
*Mồi tháng từ ngày 18 đến ngày 22: Vào giờ Mão, nhìn mặt Trăng bị ám 1 phần tượng cho quẻ Tốn tại hướng Tân ( hướng Tây gần ghé Tây Bắc).
Nên nạp can Tân vào quẻ Tốn lần lượt ở Hạ quẻ là Tân Sửu, Tân Hợi, Tân Dậu. Nơi Thượng quẻ: Tân Mùi, Tân Tỵ, Tân Mão.
*Mỗi tháng Hạ – Huyền từ ngày 23 đến ngày 27, vào giờ Mão, mặt Trăng bị tối đi 2 phần tượng cho quẻ Cấn, tại hướng Bính ( hướng nam gần ghé đông nam).
Nên nạp can Bính vào quẻ Cấn lần lượt ở Hạ quẻ: Bính Thìn, Bính Ngọ, Bính Thân. Nơi Thượng quẻ: Bính Tuất, Bính Tý, Bính Thìn.
*Mỗi tháng Tương – Mai từ 28 đến mùng 2 tháng sau xuất giờ Mão. Trăng tối tượng quẻ Khôn ở phương Ất ( hướng đông gần nghé đông nam).
Nên nạp can Ất vào quẻ Khôn lần lượt ở Hạ quẻ: Ất Mùi, Ất Tỵ , Ất Mão. Nơi Thượng quẻ: Quý Sửu, Quý Hợi, Quý Dậu.
Lưu ý: phối can chi vào quẻ, hào thì dương thuận và âm nghịch.
Các mùa trong năm biểu kiến qua Bát Quái Tiên Thiên của Phục Hy.
Một năm là khoảng thời gian Trái Đất đi hết một vòng quanh Mặt Trời hết 365,25 ngày. Người xưa tính chu kỳ quay là 360 ngày là 1 năm, cứ 4 năm là có 1 năm có tháng nhuận ( 4 x 5,25 ngày = 30 ngày).
Với mỗi điểm khoảng cách Trái Đất và Mặt Trời hình thành mùa trong năm trên Trái Đất.
-Điểm Hạ Chí: vùng nửa bán cầu Bắc của Trái Đất gần Mặt Trời nhất, thời gian này là mùa hè.
– Điểm Đông Chí: cùng nửa bán cầu Bắc của Trái Đất xa Mặt Trời nhất, thời gian này là mùa đông.
Bằng việc xếp vạch ( hào) ở các quẻ dương ( Càn, Đoài, Ly, Chấn) và quẻ Âm ( Khôn, Cấn, Khảm, Tốn) biểu kiến được các mùa trong năm.
*Mùa Xuân: khởi từ tháng giêng ( tức tháng 1 âm lịch), tháng Dần, khí trời đang ấm dần lên, chồi non đâm trồi, nảy lộc tượng cho quẻ Chấn ( Dương khí mới hình thành, ở nơi thấp nhất tại hào 1).
*Mùa Hạ: Khởi từ tháng năm, tháng này là tháng Ngọ ( tức tháng 5 âm lịch), vị trí Trái Đất và Mặt Trời gần nhau, trời nóng bức, tượng cho quẻ Càn ( 3 hào dương)
*Mùa Thu: Khi trời, hanh khô, nhiệt độ tiết trời giảm vì Trái Đất bắt đâu di chuyển tới điểm cách xa Mặt Trời, thời tiết dần mát mẻ, dễ chịu, thanh khí. Tháng này là tháng Thân ( tức tháng 7 âm lịch). Tượng cho quẻ Tốn ( 1 hào âm dưới cùng, trên là 2 hào dương).
* Mùa Đông: Trời đã giá lạnh, vạn vật như ẩn mình trong đất, nhiêt độ thấp nhất trong năm, đêm dài hơn ngày. Khoảng thời gian này bắt đầu từ tháng 10 âm lịch. Tượng cho quẻ Khôn ( 3 hào đều âm cả).
Ứng dụng Tiên Thiên Bát Quái lý giải quá trình hình thành của Trái Đất
Giai đoạn đầu Trái Đất biến đổi tượng phần Dương của Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy
Quá trình hình thành Trái Đất hay bất kể các hành tinh khác trong vũ trụ đều tuần tự biến đổi vật chất như trong các quẻ của Tiên Thiên Bát Quái.
*Ngày từ thủa ban đầu, cách đây hơn 5,4 tỷ năm Trái Đất là khối cầu nóng bỏng và sôi sục như Mặt Trời hiện nay. Giai đoạn này tượng cho quẻ Càn- Trời ( với 3 hào dương liền, cũng tượng cho Mặt Trời đầy cương cường, dũng mãnh).
* Sau đó quả Cầu nóng này, dần giảm nhiệt độ, trên bề mặt xuất hiển các tảng vật chất kim loại được hình thành từ quá trình phản ứng nhiệt hạch. Các tảng kim loại này vẫn còn nhão, sánh như đầm, hồ. Nhưng mảng vật chất có kết dính với nhau tạo thành đám riêng biệt như 2 vạch âm đứt. Tựa quẻ Đoài- Đầm ( 1 vạch âm đứt trên cùng như bề mặt chỉ dương khí giảm, 2 vạch dương liền phía dưới chỉ nhiệt độ phía dưới bề mặt vẫn còn sôi sục).
* Một thời gian lâu sau cách đây tầm 4,4 tỷ năm khoa học gọi là thời Liên Đại Hỏa Thành ( hay Thái Viễn Cổ), nhiệt độ giảm, bề mặt nguội bớt, Khi đó cũng chưa có đại dương và oxy, phần nhiều bề mặt là kim loại kết dính với nhau. Vì nặng mà lắng xuống dưới. Tượng quẻ Ly- Hỏa ( vạch dương liền bị kẹp giữa 2 vạch âm đứt).
Quẻ Ly có 2 ý: Một là hình thành mảng kim khí sâu trong đất. Hai là khối Cầu nóng này thu nhỏ dần, nấp dưới bề mặt. Thời này Trái Đất cũng bị cha chạm, bắn phá bởi các Thiên Thạch, mảnh vỡ của các hành tinh trong hệ Mặt Trời văng ra. Quẻ Ly cũng là ly tán, cũng là chiến tranh cũng có ý vậy.
*Tới giai đoạn cuối của dương khí ( sức nóng) đã giảm đi và co rút vào tận cùng của lõi Địa Cầu tạo nên khối lửa sôi sùng sục, khối vật chất kim loại lặng xuống vào trong đất sâu, kim loại, vật chất nhẹ nổi trên bề mặt, khí nhẹ như Hydro, Heli bốc lên cao dần dần hình thành các lớp khí quyển. Tượng quẻ Chấn – Sấm
Giai đoạn hình thành các tầng khí quyển mất trên dưới 800 triệu năm, tức cách đây khoảng 4,3 tỷ năm. Khí dương phát từ tận cùng sâu ở vạch dương, bốc khí lên trên không, xen qua lớp đất,đá, xuyên qua khoảng giữa 2 vạch âm mà thoát ra ngoài. Khí thăng mang theo bụi, chúng chứa điện tích dương, bốc lên trên không trung. Đến tầng khí quyển lạnh gặp điện tích âm. Tương tác điện tích Âm và Dương thành ra sấm chớp.
Giai đoạn Trái Đất biến đổi tượng phần Âm của Tiên Thiên Bát Quái
* Thời gian thành của Trái Đất ở quẻ Chấn, cũng dần thành trạng thái quẻ Tốn – gió của phần âm của Thái Cực. Giai đoạn này, hệ Mặt Trời cũng dần hình thành đầy đủ như ngày nay, Trái Đất chuyển động tự quay và quanh quanh Mặt Trời. Khí dương nơi quẻ Chấn bốc từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên, cộng hưởng sự quay của Trái Đất sinh ra quẻ Tốn – gió.
* Lớp khí bốc lên từ đất đạt mức nhất định, thành ra lớp khí quyển bao quanh Trái Đất, cũng nhờ có Tốn – gió đùn đẩy khí từ thấp đến cao, tích góp dần từ ít thành nhiều, từ yếu thành mạnh, thành ra mây và mưa đổ xuống bề mặt tượng cho quẻ Khảm – thủy.
* Khoảng 3,8 tỷ năm. Khảm – thủy mưa như trút nước, lênh láng, ngập tràn bề mặt tạo ra biển, hồ, sông ngòi. Thủy này cũng làm nguội, lạnh, cứng bề mặt của Trái Đất. Vì hóa cứng, mà lò lửa từ tâm Trái Đất sục sôi, bị nén lại, thành ra lực đẩy, bộc phát mạnh hơn sinh ra động đất, núi lửa. Sự dịch chuyển của địa tầng va chạm mảng châu lục mà tạo ra vùng cao, thấp, thung lũng, đồng bằng, cao nguyên, núi đá. Tượng ra quẻ Cấn – núi, tức giai đoạn núi hình thành.
* Giai đoạn cuối này, bề mặt đá cứng của Cấn – sơn, nhờ vào cái Tốn – gió và Khảm – thủy dần mềm ra, thấm nước, ẩm ướt, lắng tụ chất dinh dưỡng như đất mềm ngày nay tượng cho quẻ Khôn – đất.
Quẻ Khôn có 3 vạch âm đứt, ý là linh khí đất trời thấm sâu, quanh quẩn đến 3 tầng lớp đất, nhằm nuôi dưỡng vạn vật. Quẻ Khôn cũng tượng cho người mẹ, ta cũng hay gọi là mẹ Trái Đất ở Hậu Thiên Bát Quái là vậy.
Cái gọi là Sinh Khí của Trời là các hạt năng lượng chứa trong tia sáng Mặt Trời và phần còn lại Vũ Trụ chiếu xuống Trái Đất..
-Nếu không có Cấn – Sơn ( núi) ngăn cản thì sinh khí này tán đều khắp thập phương, lục hướng trên Trái Đất. Không có chỗ cao- thấp, nhỏ hẹp – rộng dài, cường – suy. Vạn hữu đồng đẳng phân đều sinh khí này cho mọi nơi, moi miền, mọi châu, mọi loài.
-Nếu không có Khảm – Thủy ( nước): hút lấy sinh khí thì không có chỗ đầy- vơi, nông – cạn, sang – hèn.
-Nếu không có Tốn – Phong ( gió): đùn đẩy, đưa dẫn thì sinh khí này phân bố đều khắp đất trời. Tuần tự, đúng kỳ xuân, hạ, thu, đông lãnh khí trong năm. Đúng kỳ Tý, Sửu, Dần …rồi đến Tuất, Hợi đủ 12 năm 1 kỳ địa chi, đủ 60 năm là 1 Hoa Giáp… mọi trường khí đều đồng đẳng hướng như nhau.
-Nếu không có Chấn – Lôi ( sấm) thì chỉ chẳng có cái cái cơn co thắt, gào thét của bà mẹ mang thai, được tạo từ khí giao hòa âm – dương của đất và trời. Sâu trong đất ( âm) lại có cái dương khí bốc, Trên trời cao ( dương) có điện tích âm tụ. Cái Thiếu Âm giao thái với Thiếu Dương dần hoàn kết chu kỳ của tạo hóa.
-Nếu không có Ly – Hỏa từ tâm của Trái Đất, thì dương khí của Mặt Trời có đủ sưới ấm vạn vật trong đêm, mùa đông.
Việc để tạo lên cảnh sắc thiên nhiên, vạn vật sinh sôi, nảy nở ngày nay đã trải qua chu trình biến đổi rất lớn, trong thời gian dài. Chúng ta sống trong cảnh Khôn – Đất, quẻ Khôn này có 3 vạch âm đứt cũng sẽ biến dịch, sinh – thành – diệt là lẽ chung của Trời – Đất.
( Mã Đắc Khoa)
Các Bài viết cùng chủ đề: