Đạo vợ chồng dân gian xưa có nhiều điểm thú vị. Có nhiều điều người xưa răn dạy theo phép tắc, tình cảm của vợ với chồng vẫn còn nhiều ý nghĩa tới nay. Tuy nhiên một vài điểm coi là hủ tục theo quan niệm đối nhân xử tế, cũng không còn phù hợp nữa. Ngẫm thấy phận phụ nữ xưa thật lắm gian truân, lép vế trong gia đình xưa. Congvientamlinh.com xin giới thiệu nội dung chủ đề này:
- Đạo vợ chồng
- Tiếng gọi vợ chồng trong gia đình xưa
- Nghĩa vụ của người vợ
- Nghĩa vụ của người chồng
- Quyền người chồng.
Đạo vợ chồng là gì?
Đạo vợ chồng dân gian cư xử với nhau trọng nhất là hai chữ hoà thuận. Tục có câu rằng: “ Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn “ nghĩa là có thuận hoà với nhau thì việc khó đến đâu, cũng làm nên được. Người chồng lại trọng nhất là phải giữ nghĩa với vợ. Mà vợ phải giữ tiết với chồng.
Trong gia đình chồng là người kính trên, nhường dưới, gánh vác việc trọng đại của gia đình. Đạo vợ là phải biết đối nhân xử thể, cả trong lẫn ngoài, hiếu lễ, phụng thờ cha mẹ chồng. Khéo nuôi dạy con cái và chính chuyên.
Tiếng gọi vợ chồng trong gia đình xưa
Tiếng gọi vợ chồng trong gia đình xưa có nhiều điểm khá thú vị. Vợ chồng nhà sang, giàu gọi nhau bằng cậu, mợ. Gia đình thầy thông ( thông dịch), thày phán gọi nhau bằng thầy cô, hoặc anh, chị. Có con rồi thì gọi nhau bằng thầy em, đẻ em.
Nhà thô tục gọi nhau là bố cư, mẹ đĩ. Có người gọi bố nó, mẹ nó, có người cả hai vợ chồng gọi lẫn nhau là nhà ta. Ở Quảng Nam thì vợ gọi chồng là anh, chồng gọi vợ là em. Ở xứ Nghệ Tĩnh vợ chồng gọi là gấy nhông.
Nghĩa vụ của người vợ
Đạo vợ trong gia đình là nghĩa vụ phải phụng dưỡng cha mẹ chồng, có khi nuôi cả chồng. Giữa thì giúp chòng lo lắng công kia, việc khác, gánh vác giang sơn cho nhà chồng. Dưới thì săn sóc nuôi con, thì mới gọi nội trợ ( trợ giúp bên trong). Người vợ phải hiểu và nắm rõ tứ đức để rèn bản thân, tam tòng mà tìm nơi nương tựa.
Tứ đức là gì?
Người vợ có đủ tứ đức gọi là hiền thê. Tứ đức gồm có: phụ dung, phụ công, phụ ngôn, phụ hạnh.
- Phụ dung là dáng người phụ nữ, dáng phải chính đính, hoà nhã, chải chuốt gọn gàng, sạch sẽ.
- Phụ công: phụ công có nhiều nghĩa, giản đơn là may vá, thuê khâu, buôn bán làm ăn.. nghĩa rộng là biết thơ ca, nhạc họa
- Phụ ngôn: là bàn về lời ăn tiếng nói của người con gái. Nói phải khoan thai, dịu dàng. Đừng câu cẩu mà cũng đừng the thé. Quí hồ mềm mỏng cho ai cũng dễ nghe.
- Phụ hạnh tức là nết na. Người vợ phải biết kính trên, nhường dưới. Ở trong nhà chiều chồng, thương con. Nội tộc thì lấy nết hiện hậu mà ở với anh em họ hàng nhà chồng. Ra ngoài thì nhu mì chín chắn, không hợm hĩnh mà cũng không cay nghiệt với ai.
Đạo vợ chồng ngày nay là xét theo tiêu chuẩn tứ đức thì quả hiếm gặp. Nhưng từ đó ta cũng thấy giá trị nhân văn của người xưa. Phụ nữ thời hiện đại có đủ tứ đức ấy mới là người đáng khen, và kính trọng.
Tam tòng là gì
Chữ tam tòng là: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Tức là: người con gái nhỏ thì nương nhờ cha, lấy chồng cậy nhờ chồng, chồng mất cậy nhờ vào con cái. Tam tòng là thể hiện sự nhu thuận của người phụ nữ. Chữ “ tòng có nghĩa là theo, nhờ, nương tựa”.
Tục lệ người con gái đi lấy chồng thì dù hay, dở, sống chết thế nào cũng là người nhà chồng. Chỉ nương về chồng – con, chứ không nương vào ai được nữa. Cũng vì nghĩa ấy mà, người con gái phải kết lòng, hết sức lo cho chồng con, tức là lo cho mình.
Đạo người chồng trong gia đình
Đạo người chồng với vợ là phải đúng đắn, biết thương yêu vợ, biết quý trọng vợ. Nhất là có tài trí, khiến cho vợ được nương ngờ sung sướng là hơn cả.
Kế đến, vợ chồng đồng tâm hiệp lực, kẻ lo việc ngoài, người lo việc trong, chớ phụ nữ thì không được dự gì đến việc nọ, việc kia cả. Ta vì tục lệ ấy mà người vợ ít kiến thức, tựa như một phần người vô dụng ở đời.
Quyền tự do, người chồng muốn chơi bời gì thì chơi, muốn đi lại ddaai thì đi lại, người vợ không có quyền ngăn cấm được, mà vợ hơi có điều gì trái gia pháp thì chồng có thể chửi được. Chồng có thể lấy năm, bảy vợ mà vợ chỉ được phép lấy một chồng.
Có câu rằng: “ Tài trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ có một chồng”.
7 điều đuổi và 3 điều không đuổi vợ
7 điều cấm kỵ của vợ còn gọi là thất xuất, vợ ở với chồng 7 điều phạm phải mà bị đuổi đi.
- Không con: Đàn bà lấy chồng , trọng nhất là việc nối dõi tông đường. Không có con thì chồng phải lấy vợ khác
- Dâm dật: nết hư
- Không thờ cha mẹ chồng: bất hiếu
- Lắm điều: chua ngoa, khó chịu
- Trộm cắp: có tính gian phi
- Ghen tuông: mất tính hiền hậu
- Có ác tật: không đương nổi việc gia đình.
3 điều không được đuổi người phụ nữ hay còn còn gọi là tam bất khả xuất.
- Đàn bà từng để tang 3 năm nhà chồng
- Trước nghèo sau giàu
- Ở nhà chồng thì đường mà về nhà mình thì không có chỗ nào nương tựa.
Phụ nữ để tang cha mẹ chồng ba năm, là đã giúp chồng trong sự báo hiếu rồi. Ấy cũng là có công với chồng, nếu bỏ thì chẳng những bạc tình mà lại là người bất hiếu với cha mẹ đã khuất.
Trước mới lấy nhau thì nghèo mà sau rồi mới giàu có, thì đường sinh ý cũng có nhờ giúp đỡ của vợ mới nên. Nếu bỏ đi thì là người phụ công.
Đàn bà chỉ nhờ chồng con và nhờ cha mẹ được thôi. Nếu cha mẹ người vợ mất rồi. Mà đuổi thì người ta nương nhờ vào đâu. Thế là bất nghĩa, cho nên không đuổi.
Đạo vợ chồng trong xã hội xưa tuy không còn nhiều điểm không tương đồng với thời đại ngày nay. Nhưng nét đẹp trong đạo hiếu, hướng dẫn người phụ nữ theo nét đẹp của tứ đức thì quả là hay. Hay bảy điều phải bỏ vợ hay ba điều không bỏ đây là điều mà ta cần xét đoán mà ngẫm nghĩ.
Bài viết này ghi lại mối quan hệ vợ chồng xưa từ gian đoạn từ khi thực dân Pháp đến cách mạng tháng 8 năm 1945.
( Bài viết được trích từ: Việt Nam Phong Tục – tác giả Phan Kế Bính).