Hào quẻ Càn Vi Thiên là 6 hào dương tạo thành quẻ Càn Vi Thiên ( Kiền Vi Thiên). Như bài viết trước đã giới thiệu sơ bộ quý độc giả có thể tham khảo:
Như đã bài Hào quẻ Càn Vi Thiên gồm có:
_: Hào thượng cửu
_ : Hào cửu ngũ
_: Hào cửa tứ
_: Hào cửu tam
_: Hào cửu nhị
_: Hào sơ cửu.
Ngoài ra còn có Hào dụng cửu của quẻ Càn Vi Thiên.
Theo quy luật của biến dịch, sẽ đi từ dưới lên trên, từ thấp lên cao, thể hiện sự thăng tiến, dịch chuyển của sự vật hiện tượng. Do đó giải nghĩa từng Hào của quẻ Càn Vi Thiên, ta giải từ dưới lên trên, từ sơ cửu đến thượng cửu.
Hào sơ cửu quẻ Càn Vi Thiên ý nghĩa thế nào
Sơ cửu là hào đầu tiên của quẻ Càn Vi Thiên. Là vạch dương thứ nhất, ở dưới cùng của quẻ Thuần Càn nội dung của hào tóm lược như sau:
Hào Sơ Cửu. Tiềm long vật dụng.
Tượng viết về hào sơ cửu.
Tượng tức là sự tượng trưng, sự liên tưởng có ý nghĩa giải đoán, ẩn dụ từ hình ảnh của hào.
Tiềm long vật dụng. Dương tại hạ dã.
Dịch:
Rồng còn tiềm ẩn chớ dùng.
Tượng rằng: Rồng ẩn chớ dùng.
Là vì Dương hãy còn nằm dưới Sơ.
Văn Ngôn hào sơ cửu quẻ Càn Vi Thiên
Văn ngôn là lời dạy của đức Khổng Tử thông qua các hào của quẻ. Lời dayh của hào sơ cửu quẻ thuần Kiền có 4 ý chính mà dịch ra nghĩa rằng:
Hào Sơ Cửu viết: Tiềm long vật dụng hà vị dã?
Khổng Tử viết: Long đức nhi ẩn giả dã. Bất dịch hồ thế. Bất thành hồ danh. Độn thế vô muộn. Bất kiến thị nhi vô muộn. Lạc tắc hành chi. Ưu tắc vi chi. Xác hồ kỳ bất khả bạt. Tiềm long dã.
Dịch văn ngôn gốc có 4 ý như sau:
a)- Sơ rằng: Rồng ẩn chớ dùng,
Tại sao rồng ẩn, chẳng ưng thi tài?
Đức Khổng đáp:
Đức cao mà lại ẩn mình,
Đời thay, mình vẫn là mình chẳng thay.
Tiếng tăm chẳng bợn mảy may.
Đời không biết tiếng, mà nay chẳng buồn,
Chẳng cầu danh vọng trần hoàn,
Gặp thời, Đạo lý âu mang thi hành,
Thời cơ chẳng thuận cho mình,
Âu cùng Đạo lý mai danh ẩn tàng.
Luôn luôn khí phách đường hoàng;
Chẳng gì khuynh đảo tâm xoang của người.
Ấy là rồng ẩn trong đời.
b) Tiềm long vật dụng hạ dã.
Dịch:
Rồng còn tiềm ẩn chớ dùng,
Rồng còn ở dưới, vẫy vùng chửa nên.
c) Tiềm long vật dụng. Dương khí tiềm tàng.
Dịch:
Rồng còn tiềm ẩn chớ dùng,
Là vì Dương khí còn trong tiềm tàng.
d) Quân tử dĩ thành đức vi hành. Nhật khả kiến chi hành dã. Tiềm chi vi ngôn dã. Ẩn nhi vị hiện. Hành nhi vị thành. Thị dĩ quân tử phất dụng dã.
Dịch:
Thuận theo Thiên đức thi hành.
Hàng ngày quân tử đinh ninh chẳng rời.
Tiềm tàng là lánh truyện đời;
Khi mà công việc đang thời dở dang.
Vậy nên quân tử chưa làm.
Khi chưa gặp vận, tiềm tàng là hay.
Tìm hiểu: Bảng giá mới nhất Lạc Hồng Viên chuẩn phong thuỷ
Hào cửu nhị quẻ Càn Vi Thiên ý nghĩa thế nào?
Hào cửu nhị ý nghĩa là: Hiện long tại điền. Lợi kiến đại nhân.
Tượng hào cửu nhị .
tượng rằng: Hiện long tại điền. Đức thi phổ dã.
Dịch:
Rồng hiện trong đồng.
Nếu mà gặp đấng Cửu trùng thời hay
Tượng rằng: Rồng hiện trong đồng
Thi ân, bá đức, xa gần đã hay.
Văn Ngôn hào cửu nhị của quẻ Kiền Vi Thiên
Lời dạy của hào cửu nhị viết:
Hiện long tại điền. Lợi kiến đại nhân hà vị dã. Tử viết. Long đức nhi chính trung giả dã. Dung ngôn chi tín. Dung hạnh chi cẩn. Nhàn tà tồn kỳ thành. Thiện thế nhi bất phạt. Đức bác nhi hóa.
Dịch viết. Hiện long tại điền. Lợi kiến đại nhân. Quân đức dã.
Dịch:
Hào hai rồng hiện trong đồng,
Nếu mà gặp đấng Cửu trùng thời hay.
Nghĩa là làm sao?
Đức Khổng đáp:
Thế là đức hạnh cao dầy
Lại thêm trung chính, thẳng ngay, hoàn toàn.
Nói ra lời đã đủ tin.
Việc làm thường nhật trang nghiêm, hẳn hòi.
Thấy điều tà khuất xa rời,
Cố công giữ vẹn tính Trời mới nghe.
Chỉnh trang thời thế, chẳng khoe,
Đức nhân cảm hóa mọi bề gần xa.
Dịch rằng: đồng ruộng rồng ra,
Đại nhân nếu gặp thật là mắn may.
Đại nhân nói tới nơi đây,
Chính là Thiên tử, đấng thay quyền trời.
b) Hiện long tại điền. Thời xả dã.
Dịch:
Hào hai rồng hiện trong đồng,
Ấy là thời thế chưa dùng người nhân.
c) Hiện long tại điền. Thiên hạ văn minh.
Dịch:
Hào hai rồng hiện trong đồng,
Thế gian nhờ đó tưng bừng văn minh.
d) Quân tử học dĩ tụ chi. Vấn dĩ biện chi. Khoan dĩ cư chi. Nhân dĩ hành chi.
Dịch viết. Hiện long tại điền. Lợi kiến đại nhân. Quân đức dã.
Dịch:
Học hành quân tử lo toan,
Học hành cốt để vẹn toàn kiến văn.
Hỏi han rành rẽ, biện phân.
Bao dung, khoáng đạt, đức nhân huy hoàng.
Dịch rằng: rồng hiện trong đồng,
Nếu mà gặp được Cửu trùng thời hay,
Đại nhân nói tới nơi đây,
Ấy là Thiên tử, đấng thay quyền Trời.
Hào cửu tam quẻ Càn Vi Thiên ý nghĩa thế nào?
Hào Cửu tam là đứng thứ 3 ( vạch dương thứ 3) từ dưới lên hào quẻ Càn Vi Thiên bàn về: Quân tử chung nhật kiền kiền. Tịch dịch nhược. Lệ. Vô cữu.
Tượng của hào cửu tam
viết tức tượng trưng của hào cửu tam có ý:
Chung nhật kiền kiền. Phản phục Đạo dã.
Dịch:
Suốt ngày quân tử lo toan,
Chiều buông, dạ vẫn bàng hoàng chửa yên.
Sự đời nguy hiểm tần phiền.
Nhưng ta trọn Đạo một niềm lỗi chi?
Tượng rằng: Suốt buổi lo toan,
Ấy là đắp đổi sớm hôm Đạo trời.
Văn Ngôn hào cửu tam của quẻ Kiền Vi Thiên
Hào quẻ Càn Vi Thiên có văn ngôn chỉ dẫn là: Quân tử chung nhật kiền kiền. Tịch dịch nhược. Lệ vô cữu. Hà vị dã?
Khổng Tử viết. Quân tử tiến đức tu nghiệp. Trung tín. Sở dĩ tiến đức dã. Tu từ lập kỳ thành. Sở dĩ cư nghiệp dã. Tri chí chí chi. Khả dữ cơ dã. Tri chung chung chi. Khả dữ tồn nghĩa dã. Thị cố cư thượng vị nhi bất kiêu. Tại hạ vị nhi bất ưu. Cố kiền kiền nhân kỳ thời nhi dịch. Tuy nguy vô cữu hĩ.
Dịch:
Suốt ngày quân tử lo toan,
Chiều buông, dạ vẫn bàng hoàng chửa yên.
Sự đời nguy hiểm, tần phiền,
Nhưng ta trọn Đạo một niềm, lỗi chi?
Thế nghĩa là làm sao?
Đức Khổng đáp:
Đức mình, quân tử trau dồi,
Đồng thời sự nghiệp, chẳng ngơi kiện toàn,
Muốn cho đức cả huy hoàng,
Một niềm trung tín, sắt son ai tầy,
Sửa sang lời nói cho ngay,
Nói lời thành tín, nghiệp xây vững bền.
Biết nơi phải đến, đến liền,
Thế là biết được cơ duyên ở đời.
Biết tìm chung cuộc hẳn hoi,
Thấy rồi thực hiện, lẽ Trời đành hay.
Cho nên quân tử xưa rầy,
Cao không ngạo nghễ, thấp nay chẳng buồn.
Những là hoạt động, lo toan,
Tùy thời, xử thế, khôn ngoan đề phòng.
Lâm nguy, vẫn vẹn tác phong,
Không hề lầm lỗi, ai hòng cười chê.
b) Chung nhật kiền kiền. Hành sự dã.
Dịch:
Suốt ngày lo lắng, tính toan,
Ấy là sốc vác, lam làm liên canh.
c) Chung nhật kiền kiền. Dữ thời giai hành.
Dịch:
Suốt ngày lo lắng, tính toan,
Thế là theo nhịp thời gian tiến dần.
d)Cửu tam: Trùng cương nhi bất trung. Thượng bất tại thiên. Hạ bất tại điền. Cố kiền kiền nhân kỳ thời nhi dịch. Tuy nguy vô cữu hĩ.
Dịch:
Cửu tam: Cương cường, nhưng lại bất trung,
Cao không tới, thấp không thông, mới rầy.
Biết lo, biết lắng, mới hay,
Lo làm công chuyện, suốt ngày quản bao.
Dẫu nguy, nào lỗi chi nào,
Tuy rằng nguy hiểm, ai nào trách ta.
Hào cửu tứ quẻ Càn Vi Thiên ý nghĩa thế nào?
Hào Cửu tứ là hào dương thứ 4 ( hay vạch dương thứ 4 từ dưới lên) của hào quẻ Càn Vi Thiên. Ý chỉ: Hoặc dược tại uyên. Vô cữu.
Tượng của hào cửu tứ .
Hoặc dược tại uyên. Tiến vô cữu dã.
Dịch:
Vẫy vùng trong chốn vực sâu.
Vực sâu vùng vẫy, có đâu lỗi lầm.
Tượng rằng: Vùng vẫy vực sâu.
Tiến lên nào có lỗi đâu cho mình.
Văn Ngôn vạch cửu tứ của hào quẻ Càn Vi Thiên
Văn ngôn giải nghĩa hào quẻ Càn Vi Thiên: Hoặc dược tại uyên. Vô cữu. Hà vị dã.
Khổng Tử viết.Thượng hạ vô thường. Phi vi tà dã. Tiến thoái vô hằng. Phi ly quần dã. Quân tử tiến đức tu nghiệp. Dục cập thời dã. Cố vô cữu.
Dịch:
Vẫy vùng trong chốn vực sâu,
Vực sâu vùng vẫy, có đâu lỗi lầm?
Thế nghĩa là làm sao?
Đức Khổng đáp:
Sự đời lên, xuống bất kỳ,
Miễn sao tránh khỏi tà phi, được rồi.
Cũng khi tiến thoái, tùy thời,
Luôn luôn giữ vẹn tính Trời, mới hay.
Con người quân tử xưa nay,
Nghiệp tu, đức tiến, kịp ngay với đời.
Đã theo kịp được thời Trời,
Làm sao có thể lầm sai được nào?
b) Hoặc dược tại uyên. Tự thí dã.
Dịch:
Vẫy vùng ở chốn vực sâu,
Tự mình thử thách xem bao đức tài?
c) Hoặc dược tại uyên. Kiền Đạo nãi cách.
Dịch:
Vẫy vùng ở chốn vực sâu,
Ấy là Thiên Đạo có mầu đổi thay.
d) Cửu tứ:
Trùng cương nhi bất trung. Thượng bắt tại thiên. Hạ bất tại điền. Trung bất tại nhân. Cố hoặc chi. Hoặc chi giả. Nghi chi dã. Cố vô cữu.
Dịch: Hào Cửu tứ:
Trùng Cương mà lại bất trung,
Trên không thông, dưới không thông, mới rầy
Xa Trời, xa đất, xa người,
Cho nên trong dạ có bài nghi nan.
Đã nghi, thời sẽ khôn ngoan,
Khôn ngoan, nên thoát đa đoan, lỗi lầm.
Hào cửu ngũ quẻ Càn Vi Thiên ý nghĩa thế nào?
Cửu ngũ là vạch thứ 5 của hào quẻ Càn Vi Thiên có ý nghĩa: Phi long tại thiên. Lợi kiến đại nhân.
Tượng hào cửu ngũ của quẻ
Phi long tại thiên. Đại nhân tạo dã.
Dịch:
Rồng bay, bay bổng trên trời,
Đại nhân gặp được nữa thời càng hay.
Tượng rằng:
Rồng bay, bay bổng khung trời,
Đại nhân đang độ trổ tài kinh luân.
Văn ngôn giải nghĩa hào cửu ngũ quẻ Càn Vi Thiên
Văn ngôn hào cửu ngũ viết: Phi long tại thiên. Lợi kiến đại nhân. Hà vị dã.
Khổng Tử viết: Đồng thanh tương ứng. Đồng khí tương cầu. Thủy lưu thấp. Hỏa tựu táo. Vân tòng long. Phong tòng hổ. Thánh Nhân tác nhi vạn vật đổ. Bản hồ thiên giả thân thượng. Bản hồ địa giả thân hạ. Tắc các tòng kỳ loại dã.
Dịch:
Rồng bay, bay bổng lưng trời,
Đại nhân gặp được, nữa thời càng hay.
Thế nghĩa là làm sao?
Đức Khổng đáp:
Dạy rằng đồng khí tương cầu,
Đồng thanh tương ứng, trước sau lẽ Trời.
Nước tìm chỗ ướt chẩy xuôi,
Lửa thời cao ráo, là nơi hướng về.
Mây theo rồng, mới thỏa thuê,
Gió theo được hổ, đề huề mới nên.
Thánh Nhân hoạt động chính chuyên,
Để cho vạn vật nhìn xem bấy chầy.
Gốc Trời hướng thượng xưa nay,
Gốc Đất hướng hạ, chẳng thay, chẳng rời.
Thế là loài lại theo loài,
Loài nào, loài ấy có sai bao giờ.
b) Phi long tại thiên. Thượng trị dã.
Dịch:
Rồng bay, bay bổng khung trời,
Thế là chính cách trị đời cao siêu.
c) Phi long tại thiên. Nãi vị hồ thiên đức.
Dịch:
Rồng bay, bay bổng khung trời,
Thế là theo đúng đức trời ở ăn.
d) Phù đại nhân giả. Dữ thiên địa hợp kỳ đức. Dữ nhật nguyệt hợp kỳ minh. Dữ tứ thời hợp kỳ tự. Dữ quỷ thần hợp kỳ cát hung. Tiên thiên nhi thiên phất vi. Hậu thiên nhi phụng thiên thời. Thiên thả phất vi. Nhi huống ư nhân hồ. Huống ư quỉ thần hồ?
Dịch:
Đại nhân đức hạnh bao la,
Như Trời, như Đất cao xa muôn trùng.
Sáng như Nhật Nguyệt hai vừng,
Sống đời tiết tấu, hợp khung bốn mùa.
Những điều lành, dữ, ghét, ưa,
Quỷ thần đường lối đem so khác nào.
Trước Trời, Trời chẳng trách đâu,
Sau Trời, cho hợp cơ mầu thời gian.
Trời không trách cứ, phàn nàn,
Thời người còn dám than van, nỗi gì?
Trời, Người, chẳng trách, chẳng chê,
Quỷ thần âu cũng chẳng hề oán than.
Tìm hiểu: Bài viết Công Viên Tâm Linh Đẹp Nhất Việt Nam ( <– CLICK)
Hào thượng cửu quẻ Càn Vi Thiên ý nghĩa thế nào?
Hào Thượng Cửu là vạch dương cuối cùng của hào quẻ Càn Vi Thiên có ý: Kháng long hữu hối.
Tượng của hào thượng cửu trong hào quẻ Càn Vi Thiên.
Kháng long hữu hối. Doanh bất khả cửu dã.
Dịch ý nghĩa của hào:
Rồng bay quá trớn chẳng hay.
Rồng bay quá trớn, có ngày ăn năn.
Tượng rằng: Rồng bay quá trớn ăn năn,
Đầy rồi, sao có khả năng cửu trường?
Văn ngôn giải nghĩa hào thượng cửu của quẻ Càn Vi Thiên
Văn ngôn người xưa dạy về hào thượng Cửu rằng: Kháng long hữu hối. Hà vị dã?
Khổng Tử viết: Quí nhi vô vị. Cao nhi vô dân. Hiền nhân tại hạ vị nhi vô phụ. Thị dĩ động nhi hữu hối dã.
Dịch:
Rồng bay quá trớn ăn năn,
Câu này phải hiểu nghĩa rằng thế nao?
Tử rằng: Quí lại không ngôi,
Tuy cao mà chẳng có người, có dân.
Thiếu người phù ủng, đỡ dần,
Hiền nhân ở dưới, chẳng nâng đỡ người
Người mà như vậy, thời thôi,
Làm chi âu cũng có hồi ăn năn.
b) Kháng long hữu hối. Cùng chi tai dã.
Dịch:
Rồng bay quá trớn ăn năn,
Đến cùng, đến cực, đành rằng nguy tai.
c) Kháng long hữu hối. Dữ thời giai cực.
Dịch:
Rồng bay quá trớn ăn năn,
Những là hao kiệt tâm thân theo thời.
d) Kháng chi vi ngôn dã. Tri tiến nhi bất tri thoái. Tri tồn nhi bất tri vong. Tri đắc nhi bất tri táng. Kỳ duy Thánh Nhân hồ! Tri tiến thoái tồn vong nhi bất thất kỳ chính giả. Kỳ duy Thánh Nhân hồ!
Dịch:
Rồng bay quá trớn hóa sui,
Ấy là biết tiến, mà lui chẳng tường
Chẳng hay sống, chết, đôi đường.
Sống thời biết sống, chết nhường chẳng hay.
Nguyên là muốn được mãi đây,
Chẳng bao giờ muốn có ngày mất đi.
Thánh Nhân riêng hiểu cơ vi,
Tồn vong, tiến thoái, minh tri cơ Trời.
Tiến lui, luôn hợp lẽ Trời,
Tới lui hợp lý, ai ngoài Thánh nhân?
Hào dụng cửu quẻ Càn Vi Thiên ý nghĩa thế nào?
Hào dụng cửu quẻ thuần Càn:
Dụng Cửu. Kiến quần long vô thủ. Cát.
Tượng hào dụng cửu.
Dụng Cửu. Thiên đức bất khả vi thủ dã.
Dịch:
Đàn rồng chẳng có con đầu,
Sự tình đến thế, thời âu tốt lành.
Tượng rằng:
Rồng bay chẳng có con đầu,
Thế là thiên đức bằng nhau còn gì!
Văn ngôn hào dụng cửu quẻ
a) Kiền nguyên dụng Cửu. Thiên hạ trị dã.
Dịch:
Kiền nguyên biến hoá xong rồi,
Bấy giờ thiên hạ nơi nơi trị bình.
b) Kiền nguyên dụng Cửu. Nãi kiến thiên tắc.
Dịch:
Kiền nguyên biến hóa xong rồi,
Bấy giờ mới thấy Luật Trời hiện ra.
Quý độc giả đọc bản nguyên gốc nguồn từ trang: Nhantu.net