Theo tín ngưỡng cũng như văn hóa của phương đông thì bàn thờ chính là nơi để tưởng nhớ đến ông bà những người đã khuất trong gia đình cũng chính là nơi hiện diện của các bậc thần linh giúp mang lại may mắn cho gia đình. Vì vậy, hiểu được cách lau dọn bàn thờ đúng cách và những điều kiêng kị khi lau bàn thờ là vô cùng quan trọng. Giúp cho tránh phạm vào những điều đại kị trong phong thủy .
Bài viết dưới đây Nghĩa Trang Lạc Hồng Viên sẽ chia sẻ Văn khấn cách lau dọn bàn thờ đúng chuẩn tránh tán lộc động tài cho gia đình.
—> Tam toà Thánh Mẫu trong tâm linh người Việt
—> Đền thờ chúa Năm Phương anh linh
—> Ba bài văn khấn cúng giỗ ông bà cha mẹ chuẩn nhất
Bài khấn lau dọn bàn thờ đúng chuẩn tâm linh
Quy trình lau dọn bàn thờ đúng cách
Việc lau dọn ban thờ gia tiên, thần tài cần phải được tiến hành thường xuyên. “Việc lau dọn ban thờ là để bày tỏ lòng thành tâm, hiếu nghĩa, tri ân đối với người đã mất. Bất cứ khi nào thấy ban thờ chưa được trang nghiêm, thanh tịnh thì cần phải tiến hành lau dọn ngay. Việc lau dọn có thể theo định kỳ các tháng, không nhất thiết cứ phải chờ đến dịp cuối năm”, ông Khanh khẳng định.
Trước khi bắt đầu:
người dọn dẹp ban thờ phải tắm rửa sạch sẽ rồi thắp hương để “xin phép” thần linh và gia tiên.
Khi lau dọn ban thờ, chú ý lau dọn từ trên cao rồi mới xuống đến thấp. Khi lau các bức tượng nên dùng khăn mềm để tránh tượng bị xước hoặc bay màu sơn. Có thể dùng loại máy thổi hơi để thổi sạch các hạt bụi trong ngóc ngách. Tuy nhiên, cần tránh việc xê dịch các bức tượng, bát hương. Trong trường hợp có sự cố bất khả kháng buộc phải xê dịch thì sau đó phải làm lễ thắp hương và di chuyển về đúng như vị trí ban đầu.
Khi tỉa bớt chân hương, gia chủ sẽ rút từng chút một cho tới khi còn một số lẻ trong bát hương (thường là 3, 5, 7, 9). Số còn lại sẽ được mang đi hóa thành tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây. Cần lưu ý không được vứt chân hương hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác, nơi ô uế.
“Nên thường xuyên tỉa các chân hương (chỉ để lại 3 chiếc chân hương là được). Không nên để nhiều chân hương vì như vậy bát hương bị rác, bàn thờ sẽ nhanh bụi bậm. Đối với các bức tượng bằng đồng. Không nên lau rửa bằng rượu, cồn, để tránh cho đồng khỏi bị ô-xi hóa, han rỉ thành màu xanh hoặc nhanh bị xỉn”, ông Khanh nói.
Khi vệ sinh bát hương cần dùng rượu gừng hoặc nước thảo dược. Khăn gạc lau sạch từ miệng bát hương trở xuống. Sau khi đã vệ sinh, sang, sửa bát hương xong đặt yên vị trên bàn thờ, gia chủ không được xê dịch bát hương nữa.
Những điều kiêng kị khi lau dọn bàn thờ
Kiêng kị phải tránh khi lau dọn bàn thờ
– Không làm đổ vỡ đồ thờ. Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất. Theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may.
– Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh.
– Tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật. Thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.
– Không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài. Theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”. Nên dùng chiếc thìa xúc đổ ra ngoài, rồi rửa sạch bát hương đặt sang một bên.
Cảm ơn bạn đã đọc và chia sẻ bài viết này !!!
- Hotline nghĩa trang Lạc Hồng Viên : 093.160.1800 / 092.5333.533 (Tư vấn miễn phí 24/7)
- Website: Congvientamlinh.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/tongdainghiatrang
- Youtube: https://youtu.be/cNqp7q76DvM
( Mã Đắc Khoa – sưu tầm).
Xem thêm: