Lễ Vu Lan ngày rằm tháng 7 cần làm gì?

Lễ Vu Lan ngày rằm tháng 7 âm lịch ( ngày 15/7) hằng năm là thời gian rất quan trọng trong văn hóa tâm linh người Việt Nam. Nhiều người quan niệm đây là thời gian tế của người âm- những vong linh gia tiên đã mất.  Cùng với Congvientamlinh.com tìm hiểu về mùa lễ đặc biệt này nhé.

  • Ý nghĩa Lễ Vu Lan ngày rằm tháng 7 âm lịch
  • Hướng dẫn lễ Lễ Vu Lan ngày rằm tháng 7 tại nhà.
  • Bài Văn Khấn Lễ Vu Lan ngày rằm Tháng 7 cúng tại nhà báo hiếu mẹ cha.

Ý nghĩa Lễ Vu Lan ngày rằm tháng 7 âm lịch.

Lễ Vu Lan ngày rằm tháng 7 ( tức ngày 15/7 âm lịch) là ngày quan trọng trong văn hóa tâm linh người Việt Nam theo tín ngưỡng Phật Giáo và tín ngưỡng dân gian.Trong tin ngưỡng tâm linh qua thời gian xa xưa đến nay là sự kết hợp giữa đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão. Và hiện nay người Việt chỉ hiểu đó là theo quan niệm của Phật Giáo và Truyền Thống.

Ngài Bồ Tát Địa Tạng Vương hay vào địa ngục thuyết pháp
Ngài Bồ Tát Địa Tạng Vương hay vào địa ngục thuyết pháp cứu các vong linh

Sự tích Lễ Vu Lan Báo Hiếu của Phật Giáo.

Trong bản kinh Mục Kiền Liên báo hiếu phụ mẫu có chép nội dung tóm lược như sau:

Ngài Mục Kiền Liên là đệ tử của Đức Phật Thích Ca, ông đã đạt được lục thông ( mắt – tai – mũi – lưỡi- thân – ý). Mắt nhìn được ra vạn dặm, tai nghe được âm thanh khắp các cõi, mũi ngửi được các vị trong Trái Đất. Lưỡi nếm được các vị đã biết và chưa biết, đã tồn tại và chưa tồn tại của hiện hữu. Thân có thể xuất đi khắp các 6 cõi ( địa ngục- ngạ quỷ – người – cõi thần- cõi tiên- cõi phật). Ý thông tức trò chuyện, hiểu, biết ý niệm của các loài hữu tình. Và ngài thành tựu đến bậc bồ tát ( thứ bậc cao hơn cõi Thần, Tiên).

Khi ngài Mục Kiền xuất ý niệm, thấy mẹ đang trong cõi địa ngục chịu quả báo đau khổ. Ngài sót thương và tìm cách cứu mẹ ra. Đức Phật Thích Ca chỉ cho ngài cách:

Vào ngày rằm tháng 7 hằng năm, là lúc chư tăng Kiết Hạ xong, đem dâng các phẩm vật như: thức ăn chay, đồ uống, vải vóc, các vật báu …cúng lễ các chư tăng, mời dùng cơm chay, và tụng kinh cầu siêu cho vong mẫu. Phước báu hồi hướng cho người đã khuất thì thoát vòng địa ngục. Đó là sự tích Lễ Vu Lan ngày rằm tháng 7 trong Phật Giáo.

Tham khảo bài viết hay giới thiệu về Công Viên Nghĩa Trang Lạc Hồng Viên:

Bảng giá đất nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Cập nhật mới nhất)

Thời gian chư tăng an cư Kiết Hạ là gì ?

Để hiểu được ý nghĩa lễ Vu Lan ngày rằm tháng 7 cần hiểu thêm khoảng thời gian chư tăng an cư Kiết Hạ thế nào. Thời gian an cư Kiết Hạ là khoảng thời gian 3 tháng từ ngày đức Phật đản sinh: 15/4 âm lịch đến ngày rằm 15/7 âm lịch hằng năm. An cư Kiết Hạ là khoảng thời gian chư tăng ở trong chùa, thân thì không đi ra khỏi chùa, tâm thì chuyên cần tu học, luôn giữ được chánh niệm, không chạy theo trần cảnh bên ngoài.

Khoảng thời gian này trong năm, ở Ấn Độ là mùa mưa nhiều, đức Phật và các hàng tứ chúng thời đó, không đi giáo hóa được. Nên định thời gian này để An Cư Kiết Hạ.

Ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu Rằm Tháng 7 là ngày cuối kỳ An Cư Kiết Hạ
Ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu Rằm Tháng 7 là ngày cuối kỳ An Cư Kiết Hạ

Kết thúc mùa An Cư Kiết Hạ là đúng ngày rằm tháng 7 âm lịch. Do đó người phật tử lễ cúng tiến lên chư tăng, khi đã hoàn thành khóa tu tập thì lợi ích vô cùng lớn. Cúng tiến chư tăng giống như việc tán thán công đức tu tập đạo hạnh. Không chỉ chư tăng hiện hữu, còn có các chư thánh, thần cũng thường tu tập thiền định nay đến kỳ kết thúc và họ hay xuất hiện nơi dương gian. Làm được việc thiện lúc này có ý nghĩa hơn các thời điểm khác trong năm.

Vì lẽ đó Lễ Vu Lan báo hiếu mẹ cha trong thời gian rằm tháng 7 hằng năm có ý nghĩa rất quan trọng đối với người theo đạo Phật.

Tại sao Lễ Vu Lan ngày rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân ?

Lễ Vu Lan ngày rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân đây là quan niệm cuả dân gian Việt Nam và các nước phương Đông. Nhưng quan niệm này từ đâu thì không ai giải thích !. Như bạn đã biết thời xưa để ra làm quan triều đình sĩ tử, phải hiểu biết về Đạo Nho – Đạo Lão và Đạo Phật. Đạo Nho và đạo Lão là đạo rất quan trọng trong lịch sử dân tộc ta. Ngay nay nhiều kiến thức, học thuyết của Nho – Lão thường hay quy chụp là theo quan niệm Nhân Gian.

sach hay ve am duong ngu hanh

Đạo phật đã giải thích ở trên, nay ta xét đến Đạo NhoĐạo Lão hiểu được Lễ Vu Lan báo hiếu ngày rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân trên Trái Đất.

Thời gian Lễ Vu Lan ngày rằm tháng 7 hằng năm có gì đặc biệt

Khí tiết của trời đất trong tháng 7 âm lịch có sự tăng giảm, biến đổi năng lượng âm – dương cực mạnh trong năm.

  • Dương khí sinh từ cực tiểu vào thời gian khởi từ tiết Đông Chí ( giữa tháng 11 âm lịch) đến mức cực đại trong 15 ngày tiết Hạ Chí ( cuối tháng 5 âm lịch) . Sau đó giảm dần.
  • Âm khí sinh từ cực tiểu từ tiết Hạ Chí ( cuối tháng 5 âm lịch) tăng dần đến cực đại tiết Đại Tuyết ( 15 ngày đầu tháng 11 âm lịch).
  • Ngày rằm tháng 7 hằng năm thường vào tiết Xử Thử. Tiết Xử Thử thuộc vào quẻ Khôn ( thuộc về đất) có các cục 1 ( thủy, mưa) – 4 ( gió thổi) – 7 ( hanh khô). Trong giai đoạn này là lúc chuyển đổi, giao hoán Âm khí tăng và dương khí giảm, Âm thăng và dương hạ. Hay còn gọi sự hỗn loạn Âm – Dương trong thời gian ngắn.
  • Xét đến 64 quẻ kinh dịch trong Tiên Thiên Bát Quái vào 360 ngày vận hành trời đất, vũ trụ. Rằm tháng 7 an vào Quẻ Lôi Thủy Giải ( thượng quẻ là Chấn, hạ quẻ Khảm).

Trong Đại tượng truyện về Quẻ Lôi Thủy Giải ( Quẻ Giải)  trong Kinh Dịch như sau:

  • Giải là sấm động, mưa rơi,
  • Hiền nhân chẳng chấp tội người mới hay.
  • Lỗi lầm khoan xá, tha ngay,
  • Tội tình cũng cố liệu bài giảm khinh.
  • Sấm động, mưa rơi làm cho không khí hết oi ả. Quân tử cũng tha lỗi, xá tội, làm cho tình thế bớt căng thẳng. Tượng viết:Lôi vũ tác. Giải. Quân tử dĩ xá quá hựu tội. Chữ xá ở đây là tha hẳn. Chữ hựu có nghĩa là giảm. Lỗi lầm thì tha hẳn, trọng tội thì giảm khinh, như vậy mới là hợp lý.

Quẻ Giải tức thời gian xem xét, GIẢI oan, GIẢI tội để được xá, cứu xét lại trên Thiên cũng như dưới Âm. Vì vậy ngày lễ Vu Lan rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân. Để được xá tội cho vong nhân dưới địa ngục có các trường hợp sau:

  • Vong nhân đã chịu tội, gần mãn hạn.
  • Vong nhân hối cải
  • Vong nhân được người thân trên dương thế, bậc thần linh giúp sức mà thoát vòng địa ngục.

Giải thích như trên khảng định ngày rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân là theo quan niệm của đạo Nho và đạo Khổng, như bản chất đúng là đạo của Trời Đất.

Vậy ý nghĩa của ngày Vu Lan ngày rằm tháng 7 âm lịch là thời điểm quan trọng để báo hiếu mẹ cha, gia tiên bởi:

Ngày rằm tháng 7 âm lịch trong thế giới vong linh là ngày phát xét, ngày định lại tội cho các vong linh. Ai nhẹ thì được về thăm nhà, thăm con cháu nơi dương gian, rồi quay lại chịu tội. Ai mà hết tội được định thoát địa ngục chuẩn bị sinh vào đường tốt như bà mẹ Bồ tát Mục Kiền Liên. Bà được sanh lên trời làm Bồ tát Giải Thoát. Vong linh nào nặng tội quá thì có thể xem xét quá trình hành nghiệp thế nào để cân định giảm án, hay tăng thêm tội hình.

Trên dương gian thì ngày này con cháu làm cơm gia tiên, vui cho vong nhân người thân được giải thoát. Hoặc làm cơm gia tiên đã khuất có dịp được “ nghỉ phép” về với gia đình.

Hoặc có gia đình làm cơm, phẩm vật, tế lễ với trời đất, các đấng thần linh mong cầu cứu giúp gia tiên, vong linh ở nơi địa ngục giảm tội là vậy. Lễ Vu Lan Báo Hiếu Rằm Tháng 7 cần làm gì ?

Tham khảo bài viết hay:

3 bài văn khấn cúng giỗ ông bà cha mẹ đúng chuẩn tâm linh

Thủ tục cúng giỗ, ma chay theo đúng chuẩn phong tục VN

 

Hướng dẫn Lễ Vu Lan ngày rằm tháng 7 báo hiếu cho các vong linh tại nhà

Hướng dẫn làm Lễ Vu Lan ngày rằm tháng 7 báo hiếu cho các vong linh tại nhà, cầu siêu ngày xá tội vong nhân rằm tháng 7. Như đã bàn ở trên ý nghĩa của ngày này, người tại thế làm sao báo hiếu mẹ cha, ông bà được tốt nhất?  Việc cần cho các vong linh người thân là gì ?

phatgiao org vn thi xa gia rai khi vu lan can ke

Trước Lễ Vu Lan ngày rằm tháng 7

Khi còn sống tại thế, vô tình hay cố ý làm các tội lỗi từ nặng đến nhẹ mà khi chết đi các vong linh chịu quả báo khác nhau nơi địa ngục. Nặng thì không biết bao giờ mà thoát ra được. Vong linh nhẹ tội thì tùy thuộc việc phúc thiện đã làm mà được xá tội, siêu sinh ở các cõi tốt đẹp khác.

Làm sao để biết vong linh người thân có ở địa ngục hay không ? câu hỏi này không khó để trả lời, khi nhìn thấy cuộc sống xung quanh của người đang sống sẽ rõ.

Vậy cứu giúp các vong linh Cha Mẹ là cách báo hiếu lớn nhất mà con cái có thể làm được. Bằng các cách quan trọng gia đình làm trước lễ Vu Lan ngày rằm tháng 7 như sau:

  • Thường hay thả phóng sinh các sinh vật: cua, ốc, cá…
  • Nên duy trì ăn chay, giữ giới sát sinh trong các ngày: mùng 1, 8, 14,15, 18,23, 29,30 vì các ngày này định tội nặng nhẹ của người sống trên dương gian.
  • Xây dựng, góp công, sức, tiền bạc cho người cơ nhỡ, khó khăn, cho các hội đoàn, xã hội.
  • Gần những người lương thiện
  • Luôn mong cầu các đấng thần linh cứu giúp các vong linh cha mẹ đã khuất.

Thực hiện các việc này, người sống mong cầu phúc thiện đã làm, gửi ( hồi hướng) cho người đã khuất. Xét phần công đức thì vong linh được hưởng 1 phần, người sống hưởng 6 phần. Phúc lực của vong linh tăng thì tội giảm, sớm thoát khởi nơi địa ngục.

Làm lễ Vu Lan ngày rằm tháng 7 tại nhà thế nào?

Trong ngày này, thông thường các vong linh cha mẹ, gia tiên đã khuất thường được về “ nghỉ phép” thăm người thân trong gia đình. Do đó cơm canh lễ mặn phải được đầy đủ, nhưng cũng tránh việc sát sinh. Tốt nhất có món mặn món chay thanh tịnh.

Cúng lễ Vu Lan báo hiếu rằm tháng 7 tại nhà
Cúng lễ Vu Lan báo hiếu rằm tháng 7 tại nhà

Cúng lễ Vu Lan cho hội đồng gia tiên trong gia đình

Mỗi gia đình, dòng họ có hội đồng gia tiên, những vong linh đã khuất, họ có trách nhiệm, bảo ban, trợ giúp với con, cháu tại thế. Gia đình nào hưng vượng một phần được sự giúp sức của hội đồng gia tiên dòng họ.

Hội đồng gia tiên trong gia đình gồm có:

  • Bà cô tổ, ông mãnh thiên ( người đàn ông, hoặc đàn bà mất trẻ).
  • 5 đời mất gần với người sống nhất ( thường là vậy, nhưng nay có thể 3 hoặc 4 đời): Cụ Tổ, Kỵ, Cụ, ông – bà, cha – mẹ là những người có ảnh hưởng tâm linh với người sống nhất, càng gần càng mạnh.

Sắp phẩm vật và các hương hoa lễ quả nên đủ đầy để mời hội đồng gia tiên về dự mâm cơm cùng con cháu.

Thực hiện các bước làm lễ vu lan báo hiếu rằm tháng 7 như sau:

  1. Mâm lễ cúng thần hoàng làng, hoặc đền thờ gần nhà:

Mâm lễ gồm có:

  • Hoa tươi.
  • Quả ngọt.
  • Bánh, trà, thuốc, trầu cau
  • Tiền vàng.
  1. Mâm lễ cúng hội đồng gia tiên tại nhà:
  • Hoa tươi
  • Quả ngọt: 3 loại hoặc 5 loại đều được.
  • Bánh ngọt.
  • Ấm trà mạn
  • Thuốc lá, 5 quả cau lá trầu.
  • Tiền vàng.
  • Mâm cơm canh: tùy vào điều kiện gia đình sắm sửa thịnh soạn hoặc đủ lòng hiếu lễ mới hay.
  1. Mâm lễ cúng lên Chùa :
  • Hoa tươi
  • Quả ngọt

Bài Văn Khấn Lễ Vu Lan ngày rằm Tháng 7 cúng tại nhà báo hiếu mẹ cha:

Bài văn khấn lễ Vu Lan ngày rằm tháng 7 âm lịch hằng năm, trước là cẩn báo lên các quan thần linh nơi cai quản khu vực đang ở. Sau là cẩn báo, kính mời các vong linh gia tiên về dự mâm cơm phẩm vât. Gia đình tín tâm, năng cần chí thiết thì cúng cơm lễ cúng Trời Đất, thần linh, mong cầu giải thoát cho các gia tiên. Việc làm thành ý là thực, lời văn khấn là hình thức, nên coi đây là tham khảo cho các gia đình.

Bài văn khấn cúng lễ Vua Lan ngày rằm tháng 7  báo hiếu mẹ cha
Bài văn khấn cúng lễ Vua Lan ngày rằm tháng 7 báo hiếu mẹ cha

 Bài cúng thần linh theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam 

Vào ngày này, các gia đình thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, nhưng cúng chay tốt hơn.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy…….

Tín chủ chúng con là…..

Ngụ tại…….

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.

Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Bài Văn khấn cúng gia tiên theo lễ Vu Lan ngày rằm Tháng 7

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy đức Bản gia Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Kính lạy chư vị Tổ tiên

Kính lạy chư vị Hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm …. (Âm lịch)

Tín chủ con là…. cùng toàn gia quyến.

Nhân tiết Trung nguyên động lòng nhớ tới công đức rộng lớn của Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, dạy dỗ chúng con nên người.

Quả là đức cù lao khôn báo, công trời biển khó đền.

Trước linh toạ cúi xin lượng trên thương xót. Linh thiêng giáng lâm chứng giám tấm lòng thành, thụ hưởng lễ vật cùng với kim ngân minh y. Phù hộ độ trì cho con con, cháu cháu được đắc tài, đắc lộc, mọi việc hanh thông, sở cầu như ý, gia đạo hưng long.

Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất trên đất này, nhân lễ Vu Lan cùng về hâm hưởng.

Kính mong chư vị chấp lễ chấp bái, chấp kêu, chấp cầu.

Đồng lai giám cách.

Kính cẩn dâng lời.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Bài văn khấn chúng sinh lễ Vu Lan ngày rằm tháng Bảy (15/7) theo cổ truyền Việt Nam.

Ngoài việc cúng Phật, cúng thần linh và cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội…

Sắm lễ:

Hoa, ngũ quả: 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).

Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

Kẹo bánh.

Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)

Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

Văn khấn:

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Di Đà

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng – che làn heo may

Cô hồn năm bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hòa hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:………………………………

Vợ/Chồng:…………………………

Con trai:……………………………

Con gái:…………………………….

Ngụ tại:……………………………..

Nghi thức cúng phóng sinh trong lễ Vu Lan ngày rằm tháng 7

Có thể phóng sinh chim, cá, tôm, cua…, trong danh mục các loài được cho phép phóng sinh. Việc phóng sinh này tùy theo tín tâm và điều kiện của mỗi gia đình, không bắt buộc.

cung phong sinh le vu lan ram thang 7

 

Văn khấn cúng phóng sinh trong lễ Vu Lan ngày rằm tháng 7 (15/7 âm lịch) hồi hướng công đức cho người thân đã mất.

Chúng sanh nay có bấy nhiêu

Lắng tai nghe lấy những lời dạy răn

Các ngươi trước lòng trần tục lắm

Nên đời nay chìm đắm sông mê

Tối tăm chẳng biết làm lành

Gây bao tội ác, lạc vào trầm luân

Do vì đời trước ác tâm

Nên nay chịu quả khổ đau vô cùng

Mang, lông, mai, vẩy, đội sừng

Da trơn, nhám, láng, các loài súc sanh

Do vì ghen ghét, tham sân

Do vì lợi dưỡng hại người làm vui

Do vì gây oán chuốc thù

Do vì hại vật, hại sanh thoả lòng

Do vì chia cách, giam cầm

Do vì đâm thọc chịu bao khổ hình

Cầu xin Phật lực từ bi

Lại nhờ Phật tử mở lòng xót thương

Nay nhờ Tăng chúng hộ trì

Kết duyên Tam bảo thoát vòng khổ đau

Hoặc sanh lên các cõi trời

Hoặc liền thức tỉnh về nơi cõi lành

Hoặc sanh lên được làm người

Biết phân thiện ác, tránh điều lầm mê…..

Chúng sanh Quy y Phật

Chúng sanh Quy y Pháp

Chúng sanh Quy y Tăng….

Úm, ngâm ngâm ngâm (3 lần).

Chúc quý độc giả thực hành lễ Vu Lan báo hiếu rằm tháng 7 năm nay được viên mãn, thành tựu !

( Mã Đắc Khoa).

Giới thiệu bài viết hay:

Tổng hợp các dịch vụ tại công viên nghĩa trang Hòa Bình

Tổng Đài Tư Vấn Nghĩa Trang Lạc Hồng Viên

Ngũ Vị Tôn Quan Năm Ông Quan Lớn

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

P.KINH DOANH
093 160 1800‬‬
ĐĂNG KÝ
NHẬN THÔNG TIN
PHÒNG KINH DOANH:
‭093 160 1800‬‬‬
ĐĂNG KÝ
NHẬN THÔNG TIN

banner quà tết